NGUYỄN NGỌC HÒA
  • TRANG CHỦ
  • PHẬT PHÁP
    • Bước đầu học Phật
      • Thái độ học Phật
    • Lịch Đại Tổ Sư
      • 33 Vị Tổ Thiền Tông Ấn Độ và Trung Hoa
    • Tịnh Độ Tông
      • 13 Vị Tổ Sư
    • Giáo Pháp
  • ĐỨC PHẬT
    • Phật Đản
    • Nhân cách
    • Thành đạo
    • Thập đại đệ tử
      • Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp
      • Tôn Giả Mục Kiền Liên
      • Tôn Giả Phú Lâu Na
      • Tôn Giả Tu Bồ Đề
      • Tôn Giả Xá Lợi Phất
      • Tôn Giả La Hầu La
      • Tôn Giả A Nan
      • Tôn Giả Ưu Ba Ly
      • Tôn Giả A Na Luật
      • Tôn Giả Ca Chiên Diên
  • KINH PHẬT
    • Kinh
      • Kinh Vô Lượng Thọ Phật
      • Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật
      • Kinh A Di Đà Phật
      • Kinh Đại Bảo Tích
      • Kinh Hoa Nghiêm
      • Kinh Đại Bát Niết Bàn
      • Kinh Trung Bộ
      • Kinh Trường Bộ
      • Kinh Tiểu Bộ
      • Kinh Tăng Chi Bộ
      • Kinh Tương Ưng Bộ
      • Kinh Đại Thừa Bản Sinh Tâm Địa Quán
      • Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim
    • Luật
      • Bộ Luật Tứ Phần
      • Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu
      • Quy Sơn Cảnh Sách
    • Luận
      • Đại Thừa Khởi Tín Luận
      • Vãng Sanh Tịnh Độ Luận
      • Trung Quán Luận
      • Đại Trí Độ Luận
  • DI SẢN PHẬT GIÁO
    • Di Sản Của Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng
  • NON BỒNG
    • Tông Chỉ
      • Pháp Giáo Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng
    • Nghi Thức
      • Nghi Thức Tụng Niệm Của Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng
    • Ban Hoằng Pháp
  • TĂNG SỰ
  • VĂN HÓA - XÃ HỘI
  • TIN TỨC
    • Việt Nam
    • Quốc tế
    • Thông báo
  • GIÁO DỤC
  • TÀI LIỆU
    • TỦ SÁCH
  • PG & CÁC NGÀNH
    • Ẩm Thực Chay
  • PHÁP ÂM
  • TỪ THIỆN - XÃ HỘI
  • DIỄN ĐÀN
  • LIÊN HỆ
  • TRANG CHỦ
  • PHẬT PHÁP
    • Bước đầu học Phật
      • Thái độ học Phật
    • Lịch Đại Tổ Sư
      • 33 Vị Tổ Thiền Tông Ấn Độ và Trung Hoa
    • Tịnh Độ Tông
      • 13 Vị Tổ Sư
    • Giáo Pháp
  • ĐỨC PHẬT
    • Phật Đản
    • Nhân cách
    • Thành đạo
    • Thập đại đệ tử
      • Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp
      • Tôn Giả Mục Kiền Liên
      • Tôn Giả Phú Lâu Na
      • Tôn Giả Tu Bồ Đề
      • Tôn Giả Xá Lợi Phất
      • Tôn Giả La Hầu La
      • Tôn Giả A Nan
      • Tôn Giả Ưu Ba Ly
      • Tôn Giả A Na Luật
      • Tôn Giả Ca Chiên Diên
  • KINH PHẬT
    • Kinh
      • Kinh Vô Lượng Thọ Phật
      • Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật
      • Kinh A Di Đà Phật
      • Kinh Đại Bảo Tích
      • Kinh Hoa Nghiêm
      • Kinh Đại Bát Niết Bàn
      • Kinh Trung Bộ
      • Kinh Trường Bộ
      • Kinh Tiểu Bộ
      • Kinh Tăng Chi Bộ
      • Kinh Tương Ưng Bộ
      • Kinh Đại Thừa Bản Sinh Tâm Địa Quán
      • Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim
    • Luật
      • Bộ Luật Tứ Phần
      • Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu
      • Quy Sơn Cảnh Sách
    • Luận
      • Đại Thừa Khởi Tín Luận
      • Vãng Sanh Tịnh Độ Luận
      • Trung Quán Luận
      • Đại Trí Độ Luận
  • DI SẢN PHẬT GIÁO
    • Di Sản Của Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng
  • NON BỒNG
    • Tông Chỉ
      • Pháp Giáo Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng
    • Nghi Thức
      • Nghi Thức Tụng Niệm Của Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng
    • Ban Hoằng Pháp
  • TĂNG SỰ
  • VĂN HÓA - XÃ HỘI
  • TIN TỨC
    • Việt Nam
    • Quốc tế
    • Thông báo
  • GIÁO DỤC
  • TÀI LIỆU
    • TỦ SÁCH
  • PG & CÁC NGÀNH
    • Ẩm Thực Chay
  • PHÁP ÂM
  • TỪ THIỆN - XÃ HỘI
  • DIỄN ĐÀN
  • LIÊN HỆ
TIN TỨC»NON BỒNG

Lễ Cung Nghinh và An Vị Xá Lợi Đức Hòa Thượng Tôn Sư Hòa Thượng thượng THIỆN hạ PHƯỚC

04/09/2021 08:25 1382

Ngưỡng bạch quý Chư Tôn Thiền Đức, Tứ chúng pháp tử, theo thông lệ, hôm nay là lễ Cung Thỉnh Xá Lợi của Tôn Sư Hòa Thượng thượng Thiện hạ Phước để Tông phong và Tứ chúng thâp phương đãnh lễ chiêm bái, nay là ngày 28 tháng 7 năm Tân Sửu, Ban Tổ Chức chia sẻ kỷ niệm Video Lễ Cung Nghinh năm 2020 để Chư Tôn Đức, quý Phật tử đồng hướng tâm về ân đức pháp hóa của Tổ Thầy và cầu nguyện.

Hòa thượng Thiện Phước, thế danh là Lê Minh Ý, sinh ngày 01 tháng 7 năm Giáp Tý (1924). Là con thứ mười trong một gia đình gia giáo, từ nhỏ Ngài đã rất thông minh. Thân phụ Ngài là một nhà Nho, nên Hòa thượng sớm đã được dạy cho đầy đủ đạo phong Nho học, cả về Hán học cũng rất thông thạo. Cốt cách Ngài thanh cao lại rất khiêm cung, trong lòng lúc nào cũng mang một nỗi niềm ưu tư cho nhân thế. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng ý chí xuất gia lúc nào cũng ấp ủ trong lòng. Năm mười sáu tuổi, Ngài bắt đầu tham học hết nơi này đến nơi khác để hỏi đạo tu tập theo pháp môn niệm Phật, nung nấu hoài bão xuất ly thế tục, tìm cầu Phật đạo. Theo tiếng gọi của Tổ quốc Ngài tham gia vào tầng lớp yêu nước kháng chiến chống giặc ngoại xâm.Tuy phải thuận theo duyên cảnh cuộc đời, nhưng trong lòng Ngài không bao giờ quên hoài bão xuất trần thượng sĩ.

Năm 1954, sau khi làm xong nghĩa vụ với Tổ quốc, Ngài tìm về chùa Bửu Quang ở núi Dài, Châu Đốc tham học pháp môn Tịnh độ niệm Phật với Đức Sư ông thượng Bửu hạ Đức. Năm 1956, từ chùa Bửu Quang Ngài đi về chùa Long Sơn Cổ Tự ở Tân Ba, Tân Uyên, Bình Dương phát tâm cầu pháp với Đại lão Hòa thượng Trí Châu, Ngài thành tựu pháp môn Thiền Tịnh song tu. Ngài lưu lại Long Sơn Cổ Tự một thời gian để tiếp Tăng độ chúng.

Năm 1957, sau một thời gian hoằng pháp ở Long Sơn Cổ tự, Hòa thượng Thiện Phước lại thân hành về núi Dinh ở đất Bà Rịa – Vũng Tàu. Ngài được vị thầy Trụ trì Tổ đình Linh Sơn tên là Yết Ma Sở tín nhiệm, giao Ngài làm Trụ trì Tổ đình. Sau khi tiếp nhận Tổ đình Linh Sơn, Hòa thượng cùng với đồ chúng bắt đầu các Phật sự khai khẩn đất hoang, trồng nhiều loại cây ăn trái lâu năm, cây lấy gỗ dài hạn. Cảnh trí Non Bồng trở nên xanh tươi tràn đầy sức sống. Chùa, am cũng được Hòa thượng cho sửa sang lại rất trang nghiêm. Xây dựng Tăng xá, Ni xá cho đại chúng an trú tu hành. Năm 1959, vào ngày mùng một tháng giêng, Hội trưởng Trung ương Giáo hội Tịnh Độ tông Việt Nam đã chấp thuận cho Hòa thượng chính thức thành lập môn phái Liên tông Tịnh độ Non Bồng theo chứng minh thư số 78/TĐ.TƯ ngày 24/02/1959, nhằm xương minh chánh pháp và phát triển tư tưởng Tịnh độ tông. “Tôn sư chủ trương khuyến tấn đại chúng niệm Phật Tịnh độ, niệm danh hiệu Phật A Di Đà , lập hạnh Khất sĩ theo truyền thống các đời chư Phật, đồng thời khuyến phát đại chúng phải phát nguyện lập hạnh Bồ tát vừa tu học vừa dấn thân làm các hạnh lành, lấy việc giáo chúng độ sanh là bản thệ và cốt lõi của người tu hành”. Ít lâu sau, ông tiếp tục xây dựng Nhứt Nguyên Bửu Tự nhằm phát triển pháp môn Tịnh Độ. Hàng năm, từ ngày 8 tháng 8 đến ngày 17 tháng 11 âm lịch, tại ngôi chùa này tổ chức khóa Niệm Phật cầu vãng sinh Tịnh Độ gọi là "Niệm Phật Bá Nhựt Trì Danh".

Năm 1965, Hòa Thượng ủy quyền trụ trì chùa Long Sơn cho đệ tử là Thượng tọa Huệ Tâm, Ngài về chùa Phổ Hiền, xã Tân Thành. Hòa Thượng tập trung đại chúng, truyền giảng giới luật, cũng cố Tăng đoàn. Ngài tiếp tục trở về xây dựng Tịnh xá Thắng Liên Hoa ven sông Đồng Nai thuộc xã Hiệp Hòa. Tại đây, Ngài cũng cho tu sửa bến đò Long Kiểng, đắp đường, giúp đỡ người nghèo, khiến nhân dân nơi đây rất mến mộ. Tịnh xá sau khi xây dựng xong, Ngài giao cho đệ tử là Hòa Thượng Thích Giác Thông giữ gìn.

Trong lần gặp Hòa thượng Thích Thiện Hào, nhân chuyến thăm Quan Âm Tu Viện, chùa Long Phước Thọ, Bửu Hoa Ni Viện, tổ đình Linh Sơn và đức Tôn sư Hòa thượng Thích Thiện Phước  đã nói rằng: “Khi tìm hiểu thì mới biết Hoà thượng là người có công lớn với Đạo pháp và Dân tộc. Tôi không muốn công lao sâu dày của Hoà thượng bị mai một nên tôi thân hành đến viếng thăm Hoà thượng trong lúc tuổi cao sức yếu. Tôi cầu nguyện đức Phật gia hộ cho Hoà thượng mau lành bệnh, để phục vụ cho đạo pháp trong giai đoạn mới…”.

Hòa thượng Phó Pháp chủ Thích Huệ Thành – Thường trực Hội đồng Chứng minh TƯGH đã tán dương: “Trong việc hoằng pháp độ sanh, xương minh Tịnh độ, Hòa thượng đã khéo léo điều hành quản chúng Tăng Ni với số lượng đông đảo ổn định được kinh tế nhà chùa, khiến cho đại chúng được hoà hợp tinh tấn tu hành cho đến ngày nay. Nhất là tôi đã từng tán thán Sư trưởng đã dày công khó khổ hoằng dương pháp môn niệm Phật, quảng bá sâu rộng trong quảng đại quần chúng Phật tử, pháp môn niệm Phật cũng là cửa ngõ chánh pháp để dẫn dắt chúng sanh bước vào Phật đạo”.

Quý Hòa Thượng Huệ Hưng , Hòa Thượng Minh Nguyệt , Hoà thượng Hồng Đức , HT. Thích Trí Tấn , Hòa Thượng Thích Thiện Khải Hòa Thượng Thích Như Nhứt , Hòa Thượng Tuệ Hải , Hòa Thượng Thích Bửu Long , TT. Siêu Nhật Quang, cụ Đoàn Trung Còn , Bác sĩ Lương Phán … là những vị thường lui tới với Hòa Thượng lúc sanh thời, khi HT viên tịch, chư tôn đức cùng các phái đoàn cũng thân lâm niêm hương tưởng niệm và xung tán công đức của Cố HT tôn sư.

Hòa thượng Tôn sư là người tu hành ẩn dật, chịu khổ hạnh, giàu lòng nhân ái, thương nước mến dân. Nên năm 1966, lúc trụ tại tịnh xá Thắng Liên Hoa, thấy nước nhà chưa hòa bình thống nhất hai miền, Ngài lập chí khổ hạnh để cầu nguyện “ngày thời ngồi phía trước hiên chùa, đêm đến tọa thiền sau hiên hậu đường”, thực hành đủ mọi tư thế hành, trụ, tọa, ngọa niệm Phật, mặc cho nắng táp mưa sa, nhưng Hòa thượng vẫn điềm nhiên tọa thị để niệm Phật, hồi hướng cho tương lai đất nước, cho Đạo pháp và Dân tộc.

Có những lần Ngài quá khổ hạnh và sanh bệnh, Tăng Ni, Phật tử thỉnh cầu Ngài vào tịnh thất nghỉ ngơi, thì Ngài dạy:“Mọi người còn khổ, còn nghèo đói, còn tha hương (di tản do chiến tranh), đất nước còn gian khó, ta không thể sung sướng an vui được ….”. Tôn sư từng giảng : “Với cõi đời nầy, ta là khách của trần. Những lúc khổ đau, phải nên nghĩ, ta đang sống tạm một đêm trên thế gian, rồi ngày mai sẽ ra đi . . .”. Năm 1975, Hòa Thượng về xã Long Phước, huyện Long Thành thành lập chùa Long Phước Thọ. Sau đó, Ngài giao cho sư Thiện Lộc tiếp tục chăm nom. Bên cạnh đó, Ngài còn khuyến khích tăng gia sản xuất theo tinh thần Bách Trượng thanh quy (Nhất nhất bất tác nhất nhật bất thực - Một ngày không làm một ngày không ăn), cùng với địa phương trồng cây theo mô hình tự túc kinh tế, để nuôi dưỡng chư Tăng Ni và các cô nhi viện,trồng cây dược liệu để chữa bệnh cứu người.

Cũng như khi hóa đạo tại chùa Long Phước Thọ năm 1975, Ngài thường theo chân Tăng Ni để đôn đốc việc lao động sản xuất, trồng nhiều khoai sắn để có đủ ăn. Trong cuộc đời hóa đạo Tôn sư thường dạy : “… ta có khổ mới biết thương người khổ, ta có nghèo mới biết thương người nghèo. Nếu là người tu, phải phát nguyện đem tình thương sưởi ấm nhơn loại . . .”

Thân người có hạn với sức khổ hạnh lâu dài, kiếp sống quá mong manh, sự chăm lo cho môn phong của Ngài quá nhiều năm cực khổ, duyên hóa độ đã mãn, thân tứ đại hao mòn theo năm tháng, Hòa Thượng về Quan Âm Tu viện, dặn dò môn đồ tu hành nghiêm cẩn, đạo hạnh trang nghiêm, rồi Ngài nhập thất Niệm Phật, viên tịch vào ngày 30 tháng 7 năm Bính Dần (1986).

 

Hình ảnh và video trong bài viết là từ lễ cung nghinh xá lợi lần thứ 32 (năm 2020) và ảnh tư liệu.

 

 

Ban Biên Tập LTTĐNB

BÀI VIẾT MỚI

  • Mừng Vu Lan Thắng Hội (Trích: Đồng Nai Tiểu Trạch Nhất Minh Đăng. NT Thích Nữ Huệ Giác)
  • Đại Hiếu Vu Lan
  • Tưởng Niệm Vu Lan
  • Kinh Vu lan - Khảo về nguồn gốc Hán tạng & Nikàya
  • Phật Pháp Vấn Đáp: Có Phải Phóng Sanh Hiện Nay Là Gián Tiếp Sát Sanh? Nên Phóng Sanh Như Thế Nào Cho Đúng?

Danh sách tin tức

  • Mừng Vu Lan Thắng Hội (Trích: Đồng Nai Tiểu Trạch Nhất Minh Đăng. NT Thích Nữ Huệ Giác)
  • Đại Hiếu Vu Lan
  • Tưởng Niệm Vu Lan
  • Kinh Vu lan - Khảo về nguồn gốc Hán tạng & Nikàya
  • Phật Pháp Vấn Đáp: Có Phải Phóng Sanh Hiện Nay Là Gián Tiếp Sát Sanh? Nên Phóng Sanh Như Thế Nào Cho Đúng?
  • Khai Mạc Kỳ Thi Học Kỳ 1 Trung Cấp Phật Học Tại Tổ Đình Quan Âm Tu Viện Biên Hòa
  • Chân Dung Người Tu Sĩ
  • Sáng 14-4 (24-2 nhuần-Quý Mão), tại tổ đình Quan Âm tu viện (Biên Hòa, Đồng Nai) đã trang nghiêm diễn ra lễ truy niệm, phụng tống kim quan Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Quang nhập bảo tháp.
  • Lễ Truy Niệm & Phụng Tống Kim Quan Nhập Bảo Tháp cố Trưởng lão HT. Thích Giác Quang tân viên tịch.
  • Đêm Hoa Đăng tưởng niệm cố Trưởng lão HT. Thích Giác Quang - Thành viên HĐCM GHPGVN, Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Đồng Nai
    HT Thượng Bửu hạ Đức, HT Thượng Thiện hạ Phước
    NT Thích nữ Thượng Huệ hạ Giác, HT Thích Giác Quang
    Cung Thỉnh Xá Lợi Đức Tôn
    Cung Thỉnh Xá Lợi Đức Tôn Sư (32)
    Cái Đẹp Của Người Tu

CHƯ TÔN ĐỨC NON BỒNG

  • Hành trạng Đức Sư Ông thượng Bửu hạ Đức
    Hành trạng Đức Sư Ông thượng Bửu hạ Đức

    Hành trạng của Đức Sư Ông thượng Bửu hạ Đức chứng minh đạo sư Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng (1880-1974)  

    Chi tiết
  • Đức Tôn Sư Hòa Thượng Thượng Thiện Hạ Phước
    Đức Tôn Sư Hòa Thượng Thượng Thiện Hạ Phước

    Đức Tôn Sư Hòa Thượng thượng THIỆN hạ PHƯỚC húy NHỰT Ý, dòng LÂM TẾ thứ 41, Sáng lập và là Tông chủ môn phong pháp phái Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng.

    Chi tiết
  • Tiểu Sử Đức Hòa Thượng Tôn Sư thượng Thiện hạ Phước
    Tiểu Sử Đức Hòa Thượng Tôn Sư thượng Thiện hạ Phước

    Chi tiết
  • Hòa Thượng thượng Thiện hạ Thành
    Hòa Thượng thượng Thiện hạ Thành

    Chi tiết
  • Tiểu sử Hòa Thượng Thích Thiện Hồng
    Tiểu sử Hòa Thượng Thích Thiện Hồng

    Chi tiết
  • Kỷ Yếu Tang Lễ Hòa Thượng Thích Vạn Hùng
    Kỷ Yếu Tang Lễ Hòa Thượng Thích Vạn Hùng

    Chi tiết
  • Tiểu Sử Của Cố Hòa Thượng Thích Thiện Tài Viện Chủ Chùa Linh Bửu Quận 8, Tp Hồ Chí Minh
    Tiểu Sử Của Cố Hòa Thượng Thích Thiện Tài Viện Chủ Chùa Linh Bửu Quận 8, Tp Hồ Chí Minh

    Chi tiết
  • Ni Trưởng Thích nữ Diệu Hòa
    Ni Trưởng Thích nữ Diệu Hòa

    Tiểu sử Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Hòa húy Trung Viên trụ trì Tổ Đình Linh Sơn

    Chi tiết
  • Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Giác
    Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Giác

    Chi tiết
  • Tiếu Sử Ni sư Thích Nữ Diệu Huệ, Trung Bửu Tự.
    Tiếu Sử Ni sư Thích Nữ Diệu Huệ, Trung Bửu Tự.

    Chi tiết
  • Xem tất cả >>

CÁC NGÔI TỰ VIỆN NON BỒNG

  • Tổ Đình Linh Sơn - Núi Dinh
    Tổ Đình Linh Sơn - Núi Dinh

    Tổ Đình Linh Sơn nằm bên sườn Tây núi Dinh, ngọn núi này nằm trong dải Bao Quan. Trên bản đồ địa lý của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thì đỉnh Bao Quan chỉ cách Thị Xã Bà Rịa khoảng 10 km đường chim bay và nằm về phía Tây Nam của Thị xã.

    Chi tiết
  • Tổ Đình Quan Âm Tu Viện
    Tổ Đình Quan Âm Tu Viện

    Quan Âm tu viện tọa lạc tại đường Nguyễn Ái Quốc, khu phố 3, phường Bửu Hòa, Tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Tu viện được Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn Hóa tôn giáo công nhận là di sản văn hóa Phật giáo tỉnh Đồng Nai ngày 15/3/2016, được Ban Tôn giáo Chính phủ ra quyết định tặng Giấy khen “Có thành tích trong công tác từ thiện xã hội và góp phần bảo vệ văn hóa tôn giáo” ký ngày 02/12/2016.

    Chi tiết
  • Tịnh xá Bửu Sơn, Định Quán, Tỉnh Đồng Nai, cũng là cơ sở bảo trợ Hoa Sen Trắng.
    Tịnh xá Bửu Sơn, Định Quán, Tỉnh Đồng Nai, cũng là cơ sở bảo trợ Hoa Sen Trắng.

    Chi tiết
  • DS Tự Viện trong Tông phong Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng
    DS Tự Viện trong Tông phong Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng

    Chi tiết
  • Xem tất cả >>

ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢNG PL2567 - DL2023

CÁC WEBSITE PHẬT GIÁO

  1. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
  2. Báo Giác Ngộ 
  3. Ban Tôn Giáo Chính Phủ
  4. Đặc san Hoa Đàm
  5. Phật Giáo Tp. Biên Hoa
  6. Phật sự online
  7. Đạo Phật Ngày Nay
  8. Phật Giáo Đồng Nai

    Không có video thuộc chủ đề này.
Mừng Xuân Di Lặc 2019
Banner header
Kỷ Niệm Lễ Xuất Gia Đức Thầy (2019)
Phát quà Tại Tổ Đình Thành An Tự
Phát quà từ thiện
Phát quà cho đồng bào ở Tây Bắc
Trồng cây
Phát quà từ thiện

Footer

QUAN ÂM TU VIỆN
K2/77 Nguyễn Ái Quốc, Kp3, P. Bửu Hòa, Tp. Biên Hòa
Điện thoại: 0933045996 - 0908192876
E-mail: lientongtinhdo@gmail.com