NGUYỄN NGỌC HÒA
  • TRANG CHỦ
  • PHẬT PHÁP
    • Bước đầu học Phật
      • Thái độ học Phật
    • Lịch Đại Tổ Sư
      • 33 Vị Tổ Thiền Tông Ấn Độ và Trung Hoa
    • Tịnh Độ Tông
      • 13 Vị Tổ Sư
    • Giáo Pháp
  • ĐỨC PHẬT
    • Phật Đản
    • Nhân cách
    • Thành đạo
    • Thập đại đệ tử
      • Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp
      • Tôn Giả Mục Kiền Liên
      • Tôn Giả Phú Lâu Na
      • Tôn Giả Tu Bồ Đề
      • Tôn Giả Xá Lợi Phất
      • Tôn Giả La Hầu La
      • Tôn Giả A Nan
      • Tôn Giả Ưu Ba Ly
      • Tôn Giả A Na Luật
      • Tôn Giả Ca Chiên Diên
  • KINH PHẬT
    • Kinh
      • Kinh Vô Lượng Thọ Phật
      • Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật
      • Kinh A Di Đà Phật
      • Kinh Đại Bảo Tích
      • Kinh Hoa Nghiêm
      • Kinh Đại Bát Niết Bàn
      • Kinh Trung Bộ
      • Kinh Trường Bộ
      • Kinh Tiểu Bộ
      • Kinh Tăng Chi Bộ
      • Kinh Tương Ưng Bộ
      • Kinh Đại Thừa Bản Sinh Tâm Địa Quán
      • Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim
    • Luật
      • Bộ Luật Tứ Phần
      • Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu
      • Quy Sơn Cảnh Sách
    • Luận
      • Đại Thừa Khởi Tín Luận
      • Vãng Sanh Tịnh Độ Luận
      • Trung Quán Luận
      • Đại Trí Độ Luận
  • DI SẢN PHẬT GIÁO
    • Di Sản Của Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng
  • NON BỒNG
    • Tông Chỉ
      • Pháp Giáo Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng
    • Nghi Thức
      • Nghi Thức Tụng Niệm Của Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng
    • Ban Hoằng Pháp
  • TĂNG SỰ
  • VĂN HÓA - XÃ HỘI
  • TIN TỨC
    • Việt Nam
    • Quốc tế
    • Thông báo
  • GIÁO DỤC
  • TÀI LIỆU
    • TỦ SÁCH
  • PG & CÁC NGÀNH
    • Ẩm Thực Chay
  • PHÁP ÂM
  • TỪ THIỆN - XÃ HỘI
  • DIỄN ĐÀN
  • LIÊN HỆ
  • TRANG CHỦ
  • PHẬT PHÁP
    • Bước đầu học Phật
      • Thái độ học Phật
    • Lịch Đại Tổ Sư
      • 33 Vị Tổ Thiền Tông Ấn Độ và Trung Hoa
    • Tịnh Độ Tông
      • 13 Vị Tổ Sư
    • Giáo Pháp
  • ĐỨC PHẬT
    • Phật Đản
    • Nhân cách
    • Thành đạo
    • Thập đại đệ tử
      • Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp
      • Tôn Giả Mục Kiền Liên
      • Tôn Giả Phú Lâu Na
      • Tôn Giả Tu Bồ Đề
      • Tôn Giả Xá Lợi Phất
      • Tôn Giả La Hầu La
      • Tôn Giả A Nan
      • Tôn Giả Ưu Ba Ly
      • Tôn Giả A Na Luật
      • Tôn Giả Ca Chiên Diên
  • KINH PHẬT
    • Kinh
      • Kinh Vô Lượng Thọ Phật
      • Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật
      • Kinh A Di Đà Phật
      • Kinh Đại Bảo Tích
      • Kinh Hoa Nghiêm
      • Kinh Đại Bát Niết Bàn
      • Kinh Trung Bộ
      • Kinh Trường Bộ
      • Kinh Tiểu Bộ
      • Kinh Tăng Chi Bộ
      • Kinh Tương Ưng Bộ
      • Kinh Đại Thừa Bản Sinh Tâm Địa Quán
      • Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim
    • Luật
      • Bộ Luật Tứ Phần
      • Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu
      • Quy Sơn Cảnh Sách
    • Luận
      • Đại Thừa Khởi Tín Luận
      • Vãng Sanh Tịnh Độ Luận
      • Trung Quán Luận
      • Đại Trí Độ Luận
  • DI SẢN PHẬT GIÁO
    • Di Sản Của Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng
  • NON BỒNG
    • Tông Chỉ
      • Pháp Giáo Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng
    • Nghi Thức
      • Nghi Thức Tụng Niệm Của Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng
    • Ban Hoằng Pháp
  • TĂNG SỰ
  • VĂN HÓA - XÃ HỘI
  • TIN TỨC
    • Việt Nam
    • Quốc tế
    • Thông báo
  • GIÁO DỤC
  • TÀI LIỆU
    • TỦ SÁCH
  • PG & CÁC NGÀNH
    • Ẩm Thực Chay
  • PHÁP ÂM
  • TỪ THIỆN - XÃ HỘI
  • DIỄN ĐÀN
  • LIÊN HỆ
TIN TỨC»DI SẢN PHẬT GIÁO

Kinh Thế Gian Phước

24/06/2021 22:35 506

Kinh Thế Gian Phước [1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Phật du hóa Câu-xá-di[02], ở tại vườn Cù-sa-la[03].

Bấy giờ vào lúc xế chiều[04], Tôn giả Ma-ha Châu-na[05], rời khỏi nơi tĩnh tọa[06] đứng dậy, đi đến chỗ Phật; đến rồi đảnh lễ, lui ngồi một bên, bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, có thể thi thiết thế gian phước được chăng?”

Thế Tôn nói:

“Có thể, này Châu-na, có bảy loại phước thế gian, có phước hựu lớn, có quả báo lớn, có danh dự lớn, có công đức lớn. Những gì là bảy?

“Này Châu-na, có tộc tánh nam hay tộc tánh nữ[07] có tín tâm cúng thí phòng xá, nhà gác cho đại chúng Tỳ-kheo. Đó là loại phước thế gian thứ nhất, có phước hựu lớn, có quả báo lớn, có danh dự lớn, có công đức lớn.

“Lại nữa, Châu-na, có tộc tánh nam hay tộc tánh nữ có tín tâm, ở trong các phòng xá, cúng thí giường nằm, đồ ngồi, đệm lông, thảm dệt, chăn len, ngọa cụ trong các phòng xá. Châu-na, đó là loại thế gian phước thứ hai, có phước hựu lớn, có quả báo lớn, có danh dự lớn, có công đức lớn.

“Lại nữa, Châu-na, có tộc tánh nam hay tộc tánh nữ có tín tâm, ở trong các phòng xá, cúng thí y phục mới mẽ, sạch sẽ, đẹp đẽ. Châu-na, đó là loại thế gian phước thứ ba, có phước hựu lớn, có quả báo lớn, có danh dự lớn, có công đức lớn.

“Lại nữa, Châu-na, có tộc tánh nam hay tộc tánh nữ có tín tâm, ở trong các phòng xá, thường xuyên cúng thí chúng tăng cháo buổi sáng, thức ăn buổi trưa, lại cung cấp người làm vườn[08] để sai bảo; hoặc gió, mưa, tuyết, lạnh, tự mình thân đến khu vườn mà cúng thí chu cấp thêm. Các Tỳ-kheo sau khi ăn, không lo gió, mưa, tuyết lạnh khiến y phục bị ướt át, mà ngày đêm yên vui, tư duy thiền tọa vắng lặng[09]. Châu-na, đó là loại thế gian phước thứ bảy, có phước hựu lớn, có quả báo lớn, có danh dự lớn, có công đức lớn.

“Châu-na, có tộc tánh nam hay tộc tánh nữ có tín tâm, nếu đã tạo được bảy loại phước thế gian này rồi, hoặc đi, hoặc đến, hoặc đứng, hoặc ngồi, hoặc ngủ, hoặc thức, hoặc ngày, hoặc đêm, phước đức ấy thường xuyên phát sinh, càng lúc càng thêm, càng lúc càng rộng.

“Châu-na, ví như nước sông Hằng-già[10] từ nguồn chảy ra, tuôn vào đại hải, ở vào khoảng giữa càng lúc càng sâu, càng lúc càng rộng. Cũng vậy, Châu-na, tộc tánh nam hay tộc tánh nữ có tín tâm ấy, đã tạo được bảy loại phước thế gian này rồi thì hoặc đi, hoặc đến, hoặc ngồi, hoặc ngủ, hoặc thức, hoặc ngày, hoặc đêm, phước đức ấy càng sinh, càng lúc càng thêm, càng lúc càng rộng”.

Bấy giờ, Tôn giả Ma-ha Châu-na từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai áo bên hữu, gối phải sát đất, quỳ dài, chắp tay, bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, có thể thi thiết phước xuất thế gian được chăng?

Thế Tôn bảo rằng:

“Có thể được Châu-na, lại có bảy loại phước xuất thế gian, có phước hựu lớn, có quả báo lớn, có danh dự lớn, có công đức lớn. Những gì là bảy? Châu-na, có tộc tánh nam hay tộc tánh nữ có tín tâm, nghe Như Lai hoặc đệ tử Như Lai đang trú ở nơi nào đó. Sau khi nghe, liền hoan hỷ, trong lòng rất phấn khởi. Châu-na, đó là loại phước xuất thế gian thứ nhất, có phước hựu lớn, có quả báo lớn, có danh dự lớn, có công đức lớn.

“Lại nữa, Châu-na, có tộc tánh nam hay tộc tánh nữ có tín tâm, nghe Như Lai hoặc đệ tử Như Lai sẽ từ nơi kia đến đây, nghe rồi vui vẻ, trong lòng rất phấn khởi. Châu-na, đó là loại phước xuất thế gian thứ hai, có phước hựu lớn, có quả báo lớn, có danh dự lớn, có công đức lớn.

“Lại nữa, Châu-na, có tộc tánh nam hay tộc tánh nữ có tín tâm, nghe Như Lai hoặc đệ tử Như Lai sẽ từ nơi kia đến đây, nghe rồi vui vẻ, trong lòng rất phấn khởi. Với tâm thanh tịnh, đích thân tới thăm viếng, lễ kính, cúng dường. Sau khi cúng dường, thọ pháp ba tự quy, đối với Phật, Pháp và Chúng Tỳ-kheo mà thọ giới cấm[11]. Châu-na, đó là loại phước xuất thế gian thứ bảy, có phước hựu lớn, có quả báo lớn, có danh dự lớn, có công đức lớn.

“Châu-na, tộc tánh nam hay tộc tánh nữ có tín tâm, nếu tạo được bảy loại phước thế gian này và lại có bảy loại phước xuất thế gian, thì phước của người kia không thế tính được, có chừng ấy phước, có chừng ấy kết quả của phước, có chừng ấy phước báo. Chỉ có thể nói là không thể hạn, không thể lượng, và không thể biết được con số đại phước.

“Châu-na, ví như từ châu Diêm-phù có năm con sông: Một là Hằng-già, hai là Dao-vưu-a, ba là Xá-lao-phù, bốn là A-di-la-bà-đề và năm là Ma-xí[12], đều chảy về đại hải. Ở khoảng giữa của chúng, không thể tính được số nước của bao nhiêu thăng hộc. Chỉ có thể nói là số nước nhiều không thể hạn, không thể lượng, và không thể biết được.

“Cũng vậy, Châu-na, tộc tánh nam hay tộc tánh nữ có tín tâm, nếu tạo được bảy loại phước thế gian này và lại có bảy loại phước xuất thế gian, thì phước của người kia không thế tính được, có chừng ấy phước, có chừng ấy kết quả của phước, có chừng ấy phước báo. Chỉ có thể nói là không thể hạn, không thể lượng, và không thể biết được con số đại phước”.

Bấy giờ Thế Tôn nói bài tụng rằng:

Con sông Hằng-già

Trong sạch, dễ qua.

Biển nhiều báu quý,

Là vua các sông.

Cũng như nước sông,

Người đời kính phụng;

Mọi nơi chảy về,

Tuôn về biển cả.

Cũng vậy, người nào

Cúng y, thực phẩm,

Giường chõng, đệm chăn,

Và những tọa cụ;

Phước báo không lường,

Đưa đến cõi lành,

Cũng như nước sông

Tuôn về biển rộng.

Phật thuyết như vậy. Tôn giả Ma-ha Châu-na và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

-ooOoo-

Chú thích:

[01] Không thấy tương đương với Pāli. Biệt dịch, No.125(40.7) Tăng Nhất 34, “Thất Nhật Phẩm, kinh số 7” (Đại 2, tr.741).

[02] Câu-xá-di 拘 舍 彌 hoặc phiên âm là Kiều-thưởng-di 憍 賞 彌. Pāli: Kosambī.

[03] Cù-sa-la viên 瞿 沙 羅 khu vườn do Trưởng giả Cù-sa-la cúng dường Phật. Pāli: Ghositārāma.

[04] Hán: bô thời 晡 時 theo cách tính giờ cổ của Trung quốc, vào khoảng giờ thân.

[05] Ma-ha Châu-na 摩 訶 周 那 tên Tỳ-kheo. Pāli: Mahācunda.

[06] Hán: yển tọa 宴 坐 ngồi nghỉ ngơi một mình và tập thiền; thiền tọa độc cư. Pāli: paṭisallāna.

[07] Hán: tộc tánh nam, tộc tánh nữ 族 姓 男 族 姓 女 thường nói là thiện gia nam tử/ nữ nhân, hoặc thiện nam tử, thiện nữ nhân 善 男 子 善 女 人 những người sinh vào một trong bốn giai cấp. Pāli: kulaputta, kuladuhitā.

[08] Hán: viên dân 園 民.

[09] Đoạn này kể chung có bốn thứ: hai bữa ăn, người làm vườn, và chu cấp khi mưa gió.

[10] Hằng-già 恒 伽 thường nói là sông Hằng. Pāli: Gaṃgā.āāa

[11] Đoạn này kể chung cả năm thứ: thăm viếng, lễ bái, cúng dường, thọ tam quy, thọ ngũ giới.

[12] Ngũ hà lưu 五 河 流 Hằng-già 恒 伽 (Pāli: Gaṃga), Dao-vưu-na 揺 尤 那

(Pāli: Yamunā), Xá-lao-phu 舍 勞 浮 (Pāli: Sarabhū), A-di-la-bà-đề 阿 夷 羅 婆 提(Pāli:Aciravatī) Ma-xí 摩 企 (Pāli: Mahī).

 

BÀI VIẾT MỚI

  • Y Bát Của Phật Truyền Thừa Cho Ai? Ý Nghĩa Của Việc Truyền Thừa Y Bát?
  • Phẩm Sám Hối

Danh sách tin tức

  • Y Bát Của Phật Truyền Thừa Cho Ai? Ý Nghĩa Của Việc Truyền Thừa Y Bát?
  • Phẩm Sám Hối
    HT Thượng Bửu hạ Đức, HT Thượng Thiện hạ Phước
    NT Thích nữ Thượng Huệ hạ Giác, HT Thích Giác Quang
    Cung Thỉnh Xá Lợi Đức Tôn
    Cung Thỉnh Xá Lợi Đức Tôn Sư (32)
    Cái Đẹp Của Người Tu

CHƯ TÔN ĐỨC NON BỒNG

  • Hành trạng Đức Sư Ông thượng Bửu hạ Đức
    Hành trạng Đức Sư Ông thượng Bửu hạ Đức

    Hành trạng của Đức Sư Ông thượng Bửu hạ Đức chứng minh đạo sư Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng (1880-1974)  

    Chi tiết
  • Đức Tôn Sư Hòa Thượng Thượng Thiện Hạ Phước
    Đức Tôn Sư Hòa Thượng Thượng Thiện Hạ Phước

    Đức Tôn Sư Hòa Thượng thượng THIỆN hạ PHƯỚC húy NHỰT Ý, dòng LÂM TẾ thứ 41, Sáng lập và là Tông chủ môn phong pháp phái Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng.

    Chi tiết
  • Tiểu Sử Đức Hòa Thượng Tôn Sư thượng Thiện hạ Phước
    Tiểu Sử Đức Hòa Thượng Tôn Sư thượng Thiện hạ Phước

    Chi tiết
  • Hòa Thượng thượng Thiện hạ Thành
    Hòa Thượng thượng Thiện hạ Thành

    Chi tiết
  • Tiểu sử Hòa Thượng Thích Thiện Hồng
    Tiểu sử Hòa Thượng Thích Thiện Hồng

    Chi tiết
  • Kỷ Yếu Tang Lễ Hòa Thượng Thích Vạn Hùng
    Kỷ Yếu Tang Lễ Hòa Thượng Thích Vạn Hùng

    Chi tiết
  • Tiểu Sử Của Cố Hòa Thượng Thích Thiện Tài Viện Chủ Chùa Linh Bửu Quận 8, Tp Hồ Chí Minh
    Tiểu Sử Của Cố Hòa Thượng Thích Thiện Tài Viện Chủ Chùa Linh Bửu Quận 8, Tp Hồ Chí Minh

    Chi tiết
  • Ni Trưởng Thích nữ Diệu Hòa
    Ni Trưởng Thích nữ Diệu Hòa

    Tiểu sử Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Hòa húy Trung Viên trụ trì Tổ Đình Linh Sơn

    Chi tiết
  • Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Giác
    Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Giác

    Chi tiết
  • Tiếu Sử Ni sư Thích Nữ Diệu Huệ, Trung Bửu Tự.
    Tiếu Sử Ni sư Thích Nữ Diệu Huệ, Trung Bửu Tự.

    Chi tiết
  • Xem tất cả >>

CÁC NGÔI TỰ VIỆN NON BỒNG

  • Tổ Đình Linh Sơn - Núi Dinh
    Tổ Đình Linh Sơn - Núi Dinh

    Tổ Đình Linh Sơn nằm bên sườn Tây núi Dinh, ngọn núi này nằm trong dải Bao Quan. Trên bản đồ địa lý của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thì đỉnh Bao Quan chỉ cách Thị Xã Bà Rịa khoảng 10 km đường chim bay và nằm về phía Tây Nam của Thị xã.

    Chi tiết
  • Tổ Đình Quan Âm Tu Viện
    Tổ Đình Quan Âm Tu Viện

    Quan Âm tu viện tọa lạc tại đường Nguyễn Ái Quốc, khu phố 3, phường Bửu Hòa, Tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Tu viện được Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn Hóa tôn giáo công nhận là di sản văn hóa Phật giáo tỉnh Đồng Nai ngày 15/3/2016, được Ban Tôn giáo Chính phủ ra quyết định tặng Giấy khen “Có thành tích trong công tác từ thiện xã hội và góp phần bảo vệ văn hóa tôn giáo” ký ngày 02/12/2016.

    Chi tiết
  • Tịnh xá Bửu Sơn, Định Quán, Tỉnh Đồng Nai, cũng là cơ sở bảo trợ Hoa Sen Trắng.
    Tịnh xá Bửu Sơn, Định Quán, Tỉnh Đồng Nai, cũng là cơ sở bảo trợ Hoa Sen Trắng.

    Chi tiết
  • DS Tự Viện trong Tông phong Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng
    DS Tự Viện trong Tông phong Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng

    Chi tiết
  • Xem tất cả >>

LỄ ĐẠI TƯỜNG CỐ NI TRƯỞNG TN HUỆ GIÁC

CÁC WEBSITE PHẬT GIÁO

  1. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
  2. Báo Giác Ngộ 
  3. Ban Tôn Giáo Chính Phủ
  4. Đặc san Hoa Đàm
  5. Phật Giáo Tp. Biên Hoa
  6. Phật sự online
  7. Đạo Phật Ngày Nay

    Không có video thuộc chủ đề này.
Mừng Xuân Di Lặc 2019
Banner header
Kỷ Niệm Lễ Xuất Gia Đức Thầy (2019)
Phát quà Tại Tổ Đình Thành An Tự
Phát quà từ thiện
Phát quà cho đồng bào ở Tây Bắc
Trồng cây
Phát quà từ thiện

Footer

QUAN ÂM TU VIỆN
K2/77 Nguyễn Ái Quốc, Kp3, P. Bửu Hòa, Tp. Biên Hòa
Điện thoại: 0933045996 - 0908192876
E-mail: lientongtinhdo@gmail.com