NGUYỄN NGỌC HÒA
  • TRANG CHỦ
  • PHẬT PHÁP
    • Bước đầu học Phật
      • Thái độ học Phật
    • Lịch Đại Tổ Sư
      • 33 Vị Tổ Thiền Tông Ấn Độ và Trung Hoa
    • Tịnh Độ Tông
      • 13 Vị Tổ Sư
    • Giáo Pháp
  • ĐỨC PHẬT
    • Phật Đản
    • Nhân cách
    • Thành đạo
    • Thập đại đệ tử
      • Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp
      • Tôn Giả Mục Kiền Liên
      • Tôn Giả Phú Lâu Na
      • Tôn Giả Tu Bồ Đề
      • Tôn Giả Xá Lợi Phất
      • Tôn Giả La Hầu La
      • Tôn Giả A Nan
      • Tôn Giả Ưu Ba Ly
      • Tôn Giả A Na Luật
      • Tôn Giả Ca Chiên Diên
  • KINH PHẬT
    • Kinh
      • Kinh Vô Lượng Thọ Phật
      • Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật
      • Kinh A Di Đà Phật
      • Kinh Đại Bảo Tích
      • Kinh Hoa Nghiêm
      • Kinh Đại Bát Niết Bàn
      • Kinh Trung Bộ
      • Kinh Trường Bộ
      • Kinh Tiểu Bộ
      • Kinh Tăng Chi Bộ
      • Kinh Tương Ưng Bộ
      • Kinh Đại Thừa Bản Sinh Tâm Địa Quán
      • Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim
    • Luật
      • Bộ Luật Tứ Phần
      • Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu
      • Quy Sơn Cảnh Sách
    • Luận
      • Đại Thừa Khởi Tín Luận
      • Vãng Sanh Tịnh Độ Luận
      • Trung Quán Luận
      • Đại Trí Độ Luận
  • DI SẢN PHẬT GIÁO
    • Di Sản Của Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng
  • NON BỒNG
    • Tông Chỉ
      • Pháp Giáo Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng
    • Nghi Thức
      • Nghi Thức Tụng Niệm Của Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng
    • Ban Hoằng Pháp
  • TĂNG SỰ
  • VĂN HÓA - XÃ HỘI
  • TIN TỨC
    • Việt Nam
    • Quốc tế
    • Thông báo
  • GIÁO DỤC
  • TÀI LIỆU
    • TỦ SÁCH
  • PG & CÁC NGÀNH
    • Ẩm Thực Chay
  • PHÁP ÂM
  • TỪ THIỆN - XÃ HỘI
  • DIỄN ĐÀN
  • LIÊN HỆ
  • TRANG CHỦ
  • PHẬT PHÁP
    • Bước đầu học Phật
      • Thái độ học Phật
    • Lịch Đại Tổ Sư
      • 33 Vị Tổ Thiền Tông Ấn Độ và Trung Hoa
    • Tịnh Độ Tông
      • 13 Vị Tổ Sư
    • Giáo Pháp
  • ĐỨC PHẬT
    • Phật Đản
    • Nhân cách
    • Thành đạo
    • Thập đại đệ tử
      • Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp
      • Tôn Giả Mục Kiền Liên
      • Tôn Giả Phú Lâu Na
      • Tôn Giả Tu Bồ Đề
      • Tôn Giả Xá Lợi Phất
      • Tôn Giả La Hầu La
      • Tôn Giả A Nan
      • Tôn Giả Ưu Ba Ly
      • Tôn Giả A Na Luật
      • Tôn Giả Ca Chiên Diên
  • KINH PHẬT
    • Kinh
      • Kinh Vô Lượng Thọ Phật
      • Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật
      • Kinh A Di Đà Phật
      • Kinh Đại Bảo Tích
      • Kinh Hoa Nghiêm
      • Kinh Đại Bát Niết Bàn
      • Kinh Trung Bộ
      • Kinh Trường Bộ
      • Kinh Tiểu Bộ
      • Kinh Tăng Chi Bộ
      • Kinh Tương Ưng Bộ
      • Kinh Đại Thừa Bản Sinh Tâm Địa Quán
      • Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim
    • Luật
      • Bộ Luật Tứ Phần
      • Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu
      • Quy Sơn Cảnh Sách
    • Luận
      • Đại Thừa Khởi Tín Luận
      • Vãng Sanh Tịnh Độ Luận
      • Trung Quán Luận
      • Đại Trí Độ Luận
  • DI SẢN PHẬT GIÁO
    • Di Sản Của Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng
  • NON BỒNG
    • Tông Chỉ
      • Pháp Giáo Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng
    • Nghi Thức
      • Nghi Thức Tụng Niệm Của Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng
    • Ban Hoằng Pháp
  • TĂNG SỰ
  • VĂN HÓA - XÃ HỘI
  • TIN TỨC
    • Việt Nam
    • Quốc tế
    • Thông báo
  • GIÁO DỤC
  • TÀI LIỆU
    • TỦ SÁCH
  • PG & CÁC NGÀNH
    • Ẩm Thực Chay
  • PHÁP ÂM
  • TỪ THIỆN - XÃ HỘI
  • DIỄN ĐÀN
  • LIÊN HỆ
TIN TỨC»GIÁO DỤC

Bài Pháp Chơn Phật Tử

18/10/2018 09:22 980

 

CHƠN PHẬT TỬ

https://i1.wp.com/cms.lichngaytot.com/medias/thumnail/2016/4/5/Tro-thanh-thien-nam-tin-nu-de-huong-an-lac.jpgCon muốn trở nên người Phật tử chơn chánh, xứng đáng là người con tinh thần của Phật pháp, con phải có những đức tánh thiết yếu như sau:

– Có lòng vị tha rộng lớn, tánh bao dung.

– Có lòng thương người chân thật.

– Có tánh hy sinh cao cả, biết nhận xét.

– Giữ tinh thần trong sạch, cao khiết, không cho đắm nhiễm (tình cảm nhảm nhí, gây ra xáo trộn điên đảo tâm hồn).

– Tâm thường vắng lặng, suy tư một cách chơn chánh (không suy nghĩ vẩn vơ, tâm ý tưởng nhớ xằng bậy).

– Làm việc gì kỹ lưỡng, thận trọng dù việc đó nhỏ hay lớn.

– Nói năng lịch sự, đúng phép, nhã nhặn, khiêm tốn, nhịn nhường, cương nhu đúng lúc.

– Đời sống giản dị càng hay, biết đủ là vui.

– Lập chí vững bền như kim thạch.

– Siêng học rộng, mở mang trí tuệ.

– Kham chịu những điều khó khăn khi bị thử thách.

– Nếu con có một tâm hồn thánh thiện trong một thể xác mạnh khỏe, trong sạch thì tinh thần con mới minh mẫn, sáng suốt, việc làm của con mới đúng đắn.

– Con có thể kham chở lợi ích chúng sanh nương theo con, chư Phật, Bồ tát, tuông lợi hành giúp đỡ hồng trần và con sớm viên mãn công hạnh.

– Như vậy dù con ở cõi trần nhơ nhưng tâm con đã về tịnh độ, vào thế giới giải thoát, sống cùng chư Phật, Bồ Tát và chư Thượng Thiện Nhơn. Quyết định: sống, con ở cõi trần, tâm nương Phật; lâm chung, con về cảnh Phật không sai.

– Tại sao con phải có lòng vị tha rộng lớn và tánh bao dung?

– Lòng vị tha giúp con an lạc với tất cả, cảnh sống hàng ngày, biết bao nhiêu người con không vừa ý, biết bao câu nói trái tai gai mắt làm cho con não phiền. Khi tánh vị tha bao dung đến với con khiến con hiểu biết, nhận xét, tâm con liền an ổn, sự thắc mắc liền biến mất.

– Có lòng thương người chân thật, con sớm thể hiện được tình thương, lòng bác ái và từ bi của Phật, con mới mở tâm giúp đỡ kẻ khó khổ, người nghèo thiếu hơn con.

– Lòng vị tha rộng lớn, tánh bao dung cao cả thêm tình thương chân thật là chìa khóa mở cửa tiếp nhận nguồn thương của chư Phật, Bồ tát bao la đại đồng.

– Tánh hy sinh cao cả của con khiến con lìa được vật chất, dục vọng thấp hèn, đưa tinh thần con đến siêu việt cao đẹp, danh vọng bọt bóng không quyến rũ con được, kiếp người vô thường không chi tránh lẫn, hối tiếc khiến con vui sướng sống theo chơn lý, lợi ích quần sanh không một chút than phiền.

– Giữ tinh thần trong sạch, cao khiết, không cho đắm nhiễm ái dục để tránh sự náo loạn tâm hồn con.

– Con rảnh rang, con an nhàn, con giải thoát.

– Nguồn sống tâm linh dễ bừng dậy trỗi mạnh.

– Như vậy, con làm việc gì đều đúng đắn, sáng suốt, hợp chân lý, thánh thiện sớm hiện tiền.

– Tâm thường vắng lặng suy tư một cách chơn chánh.

– Tâm trầm lặng nhớ Phật, Pháp, Tăng, nhớ việc lành, hạnh lành chư Phật, Bồ Tát, Thánh hiền tăng, không nên để tâm ý nghĩ vẩn vơ, tưởng xằng bậy tổn mất thời giờ chẳng lợi ích chi. Phải luôn nhớ thì giờ quí báu như vàng ngọc, thời gian trôi qua sẽ không bao giờ trở lại, đừng để luống mất, rất uổng.

– Khi thầy sai con làm việc gì, hoặc cha mẹ anh em hay là con lãnh trách nhiệm của ai, con nhớ làm việc đó kỹ lưỡng, thận trọng, khi con đã lãnh thì đừng bao giờ nài việc nhỏ hay lớn.

– Làm việc phải biết kết quả và hậu hoạn của nó, vì vậy con phải thận trọng kỹ lưỡng.

– Là người Phật tử, con phải lịch sự trong oai nghi tứ tướng của mình.

– Đi đứng, nằm ngồi đúng phép đúng giờ, nói năng nhã nhặn, hiền dịu với bạn bè hay em cháu của mình, khiêm tốn với người trưởng thượng, cha mẹ, bậc lớn hơn mình.

– Lúc gặp chuyện quấy, ta nên nói lời đúng đắn, nói ngay thẳng, không nói thêu dệt.

– Thà nói phải, nói ngay thẳng mà chịu chết, hơn là ôm lòng nói quấy để sống đời, đó gọi là cương đúng lúc.

– Khi con đã lầm lỗi sai quấy, có ai nhắc nhở, con đừng giận hờn, đừng cãi lẫy mà phải biết ăn năn sửa mình, đó là biết nhường nhịn phải chỗ, đức tánh này giúp con người đức hạnh sớm cao đẹp, phước quả sớm tròn đầy, không mất âm đức.

– Con phải sống đời sống giản dị.

– Người Phật tử chơn chính không thích danh vọng buộc ràng, không thích tiền tài vật chất cao sang làm nhơ bẩn tinh thần, đơn giản cách ăn ở ngủ nằm để rộng thì giờ suy tư chơn lý, niệm Phật, niệm Tăng (tự lợi).

– Ngoài ra còn phải có thì giờ làm lợi ích cho chúng sanh, bố thí, phóng sanh, làm việc từ thiện xã hội, giúp đỡ mọi người (lợi tha). Sống đơn giản chừng nào càng hay chừng nấy, thân tâm hồn xác rãnh rang, danh vọng tiền tài vật chất không cám dỗ được. Đi không buộc ràng, ở không vướng mắc, không luyến tiếc để xa lìa, lợi ích cho con biết mấy.

Này con ạ, chí có bền Đạo mới thành, thệ nguyện bền Đạo mới viên mãn, tín hạnh tròn xong phước quả mới tròn đầy.

Khi con nguyện cho con nhớ làm gì, con hứa gì, dù có khó thế mấy con cũng phải cố gắng làm để được kết quả tốt đẹp, chịu cực, chịu khó tầm chơn lý, hiến thân vì chánh pháp, phục vụ quần chúng không tiếc rẽ, một lòng cầu đạo vô thượng bất thối chuyển, chí hướng cầu vãng sanh không lui sụt, quyết thấy Phật, làm Phật thể hiện chơn tánh Như Lai. Như vậy con có bền chí, chí vững chắc, con mới có thể thành Phật được, báo ân chư Phật mười phương, cha mẹ tại tiền cùng tất cả chúng sanh.

Con phải học rộng để hiểu biết Phật pháp thâm sâu huyền diệu, phá tánh mê mờ, diệt phiền não. Nhờ học hiểu, con chừa bỏ tội lỗi, sớm cỡi mở cõi lòng, biết thương yêu nhau, giúp đỡ lẫn nhau, xóa bỏ hận thù, siêng làm việc lành, lánh chừa điều dữ. Biết rõ đâu là tà, đâu là nẻo chánh.

Sự học hỏi mở rộng trí huệ, kiến thức, con nhận xét, hiểu biết chơn chánh, thực hành, giúp đỡ chơn chánh.

Dù làm, dù tu con cũng tinh nghiêm, tĩnh tịch. Giúp đỡ, khuyên dạy người đúng phép, không lầm mê. Như vậy chủng bồ đề con sớm viên thành, Phật quả giải thoát con cận gần bờ. Thì còn lo chi liên hoa thắng hội con chẳng đặng ra mắt Từ Tôn.
Này con ạ, bao nhiêu điều ở trên là quan trọng, nhưng gồm thâu trong chữ kham nhẫn, chịu khó mà thôi, nếu lãnh thọ nhiều mà không kham nhẫn, chịu khó để làm thì chẳng có lợi ích gì.

Con nên nhẫn những việc gì khó nhẫn, làm những việc khó làm, kham chịu những điều khó kham chịu, mở rộng cửa lòng thênh thang hòa với chơn như Phật tánh của mình, liễu pháp tứ đại vô thường, ngũ uẩn giai không. Thân này có chi mà đau khổ, tâm này có chi mà phải buồn phiền, các pháp hư huyễn, vọng sanh có chi sanh cố chấp, ngã tánh không tướng hình, làm gì phải có mình mà ủ ê buồn bã. Quán như vậy, suy nghĩ như vậy rồi vui sống với chơn lý, không chút lãng quên, thân nương trần tục, tâm lìa thế gian, liên hoa thắng cảnh sẵn sàng, đài sen rực rỡ tay vàng rước con.

Này con ơi, đường đi không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó bởi tại lòng người ngại núi e sông, nên thầy khuyên con cố gắng sửa lòng, trau dồi trí huệ, thật đức tu hành, khó khổ trọn tu một kiếp thôi.

Đừng nghĩ vẫn vơ, lòng lơ đãng, chí tâm sách Thánh rèn tâm đức, sửa đổi lòng ta được vẹn tròn quả phước, tu hành về Cực Lạc.

Ta bà cảnh khổ không ai biết

Nhưng biết không rời có ích chi

Đây là thuở vàng son của con

Đây là nghiên vàng bút ngọc của con

Đây là xuân vạn hạnh của đời con

Đây là lương dược thượng diệu của đời con.

Trời tây bóng ngọc xế tà

Nước non một mảnh sơn hà mênh mang

Việt Nam gắn lại đôi hàng

Ngọc hồng chiếu rạng Nam bang vẹn toàn

Rồng tiên tích sử Hồng Bàng

Chư hầu vạn quốc Tây phang đặng về

Liên hoa thượng diệu bồ đề

Cúng dường tam bảo hương quê lạc thành.

Ni sư Thích Nữ Huệ Giác
(Thầy lưu lại các con.
Cù lao phố, Biên Hòa, Đồng Nai.
Viết xong lúc 2h45’ ngày 21 tháng 3 năm 1974
Giáp Dần niên, 28 tháng 2 âm lịch.
Tịnh xá Thắng Liên Hoa)

 

BÀI VIẾT MỚI

  • Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
  • Học Viện Phật Giáo VN Tại Tp.HCM Xét Tuyển Thẳng Thí Sinh Có Bằng Trung Cấp
  • Tính Không Là Gì? “Sắc Sắc Không Không” Nghĩa Là Như Thế Nào?
  • Tịnh Độ Chánh Tính - Hội Thảo Khoa Học Chánh Trí Mai Thọ Truyền Với Hội Phật Học Nam Việt
  • Hội thảo khoa học “Cư sĩ Chánh Trí – Mai Thọ Truyền với Hội Phật học Nam Việt”

Danh sách tin tức

  • Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
  • Học Viện Phật Giáo VN Tại Tp.HCM Xét Tuyển Thẳng Thí Sinh Có Bằng Trung Cấp
  • Tính Không Là Gì? “Sắc Sắc Không Không” Nghĩa Là Như Thế Nào?
  • Tịnh Độ Chánh Tính - Hội Thảo Khoa Học Chánh Trí Mai Thọ Truyền Với Hội Phật Học Nam Việt
  • Hội thảo khoa học “Cư sĩ Chánh Trí – Mai Thọ Truyền với Hội Phật học Nam Việt”
  • Tập học Phật Pháp của Phật tử Bát Quan Trai (bài 2)
  • Tập học Phật Pháp của Phật tử Bát Quan Trai (bài 1)
  • Phật Pháp Vấn Đáp (tập 3)
  • Phật Pháp Vấn Đáp (tập 1)
  • Giác Quang Thi Tập (tập 2)
    HT Thượng Bửu hạ Đức, HT Thượng Thiện hạ Phước
    NT Thích nữ Thượng Huệ hạ Giác, HT Thích Giác Quang
    Cung Thỉnh Xá Lợi Đức Tôn
    Cung Thỉnh Xá Lợi Đức Tôn Sư (32)
    Cái Đẹp Của Người Tu

CHƯ TÔN ĐỨC NON BỒNG

  • Hành trạng Đức Sư Ông thượng Bửu hạ Đức
    Hành trạng Đức Sư Ông thượng Bửu hạ Đức

    Hành trạng của Đức Sư Ông thượng Bửu hạ Đức chứng minh đạo sư Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng (1880-1974)  

    Chi tiết
  • Đức Tôn Sư Hòa Thượng Thượng Thiện Hạ Phước
    Đức Tôn Sư Hòa Thượng Thượng Thiện Hạ Phước

    Đức Tôn Sư Hòa Thượng thượng THIỆN hạ PHƯỚC húy NHỰT Ý, dòng LÂM TẾ thứ 41, Sáng lập và là Tông chủ môn phong pháp phái Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng.

    Chi tiết
  • Tiểu Sử Đức Hòa Thượng Tôn Sư thượng Thiện hạ Phước
    Tiểu Sử Đức Hòa Thượng Tôn Sư thượng Thiện hạ Phước

    Chi tiết
  • Hòa Thượng thượng Thiện hạ Thành
    Hòa Thượng thượng Thiện hạ Thành

    Chi tiết
  • Tiểu sử Hòa Thượng Thích Thiện Hồng
    Tiểu sử Hòa Thượng Thích Thiện Hồng

    Chi tiết
  • Kỷ Yếu Tang Lễ Hòa Thượng Thích Vạn Hùng
    Kỷ Yếu Tang Lễ Hòa Thượng Thích Vạn Hùng

    Chi tiết
  • Tiểu Sử Của Cố Hòa Thượng Thích Thiện Tài Viện Chủ Chùa Linh Bửu Quận 8, Tp Hồ Chí Minh
    Tiểu Sử Của Cố Hòa Thượng Thích Thiện Tài Viện Chủ Chùa Linh Bửu Quận 8, Tp Hồ Chí Minh

    Chi tiết
  • Ni Trưởng Thích nữ Diệu Hòa
    Ni Trưởng Thích nữ Diệu Hòa

    Tiểu sử Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Hòa húy Trung Viên trụ trì Tổ Đình Linh Sơn

    Chi tiết
  • Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Giác
    Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Giác

    Chi tiết
  • Tiếu Sử Ni sư Thích Nữ Diệu Huệ, Trung Bửu Tự.
    Tiếu Sử Ni sư Thích Nữ Diệu Huệ, Trung Bửu Tự.

    Chi tiết
  • Xem tất cả >>

CÁC NGÔI TỰ VIỆN NON BỒNG

  • Tổ Đình Linh Sơn - Núi Dinh
    Tổ Đình Linh Sơn - Núi Dinh

    Tổ Đình Linh Sơn nằm bên sườn Tây núi Dinh, ngọn núi này nằm trong dải Bao Quan. Trên bản đồ địa lý của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thì đỉnh Bao Quan chỉ cách Thị Xã Bà Rịa khoảng 10 km đường chim bay và nằm về phía Tây Nam của Thị xã.

    Chi tiết
  • Tổ Đình Quan Âm Tu Viện
    Tổ Đình Quan Âm Tu Viện

    Quan Âm tu viện tọa lạc tại đường Nguyễn Ái Quốc, khu phố 3, phường Bửu Hòa, Tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Tu viện được Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn Hóa tôn giáo công nhận là di sản văn hóa Phật giáo tỉnh Đồng Nai ngày 15/3/2016, được Ban Tôn giáo Chính phủ ra quyết định tặng Giấy khen “Có thành tích trong công tác từ thiện xã hội và góp phần bảo vệ văn hóa tôn giáo” ký ngày 02/12/2016.

    Chi tiết
  • Tịnh xá Bửu Sơn, Định Quán, Tỉnh Đồng Nai, cũng là cơ sở bảo trợ Hoa Sen Trắng.
    Tịnh xá Bửu Sơn, Định Quán, Tỉnh Đồng Nai, cũng là cơ sở bảo trợ Hoa Sen Trắng.

    Chi tiết
  • DS Tự Viện trong Tông phong Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng
    DS Tự Viện trong Tông phong Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng

    Chi tiết
  • Xem tất cả >>

ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢNG PL2567 - DL2023

CÁC WEBSITE PHẬT GIÁO

  1. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
  2. Báo Giác Ngộ 
  3. Ban Tôn Giáo Chính Phủ
  4. Đặc san Hoa Đàm
  5. Phật Giáo Tp. Biên Hoa
  6. Phật sự online
  7. Đạo Phật Ngày Nay
  8. Phật Giáo Đồng Nai

    Không có video thuộc chủ đề này.
Mừng Xuân Di Lặc 2019
Banner header
Kỷ Niệm Lễ Xuất Gia Đức Thầy (2019)
Phát quà Tại Tổ Đình Thành An Tự
Phát quà từ thiện
Phát quà cho đồng bào ở Tây Bắc
Trồng cây
Phát quà từ thiện

Footer

QUAN ÂM TU VIỆN
K2/77 Nguyễn Ái Quốc, Kp3, P. Bửu Hòa, Tp. Biên Hòa
Điện thoại: 0933045996 - 0908192876
E-mail: lientongtinhdo@gmail.com