NGUYỄN NGỌC HÒA
  • TRANG CHỦ
  • PHẬT PHÁP
    • Bước đầu học Phật
      • Thái độ học Phật
    • Lịch Đại Tổ Sư
      • 33 Vị Tổ Thiền Tông Ấn Độ và Trung Hoa
    • Tịnh Độ Tông
      • 13 Vị Tổ Sư
    • Giáo Pháp
  • ĐỨC PHẬT
    • Phật Đản
    • Nhân cách
    • Thành đạo
    • Thập đại đệ tử
      • Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp
      • Tôn Giả Mục Kiền Liên
      • Tôn Giả Phú Lâu Na
      • Tôn Giả Tu Bồ Đề
      • Tôn Giả Xá Lợi Phất
      • Tôn Giả La Hầu La
      • Tôn Giả A Nan
      • Tôn Giả Ưu Ba Ly
      • Tôn Giả A Na Luật
      • Tôn Giả Ca Chiên Diên
  • KINH PHẬT
    • Kinh
      • Kinh Vô Lượng Thọ Phật
      • Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật
      • Kinh A Di Đà Phật
      • Kinh Đại Bảo Tích
      • Kinh Hoa Nghiêm
      • Kinh Đại Bát Niết Bàn
      • Kinh Trung Bộ
      • Kinh Trường Bộ
      • Kinh Tiểu Bộ
      • Kinh Tăng Chi Bộ
      • Kinh Tương Ưng Bộ
      • Kinh Đại Thừa Bản Sinh Tâm Địa Quán
      • Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim
    • Luật
      • Bộ Luật Tứ Phần
      • Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu
      • Quy Sơn Cảnh Sách
    • Luận
      • Đại Thừa Khởi Tín Luận
      • Vãng Sanh Tịnh Độ Luận
      • Trung Quán Luận
      • Đại Trí Độ Luận
  • DI SẢN PHẬT GIÁO
    • Di Sản Của Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng
  • NON BỒNG
    • Tông Chỉ
      • Pháp Giáo Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng
    • Nghi Thức
      • Nghi Thức Tụng Niệm Của Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng
    • Ban Hoằng Pháp
  • TĂNG SỰ
  • VĂN HÓA - XÃ HỘI
  • TIN TỨC
    • Việt Nam
    • Quốc tế
    • Thông báo
  • GIÁO DỤC
  • TÀI LIỆU
    • TỦ SÁCH
  • PG & CÁC NGÀNH
    • Ẩm Thực Chay
  • PHÁP ÂM
  • TỪ THIỆN - XÃ HỘI
  • DIỄN ĐÀN
  • LIÊN HỆ
  • TRANG CHỦ
  • PHẬT PHÁP
    • Bước đầu học Phật
      • Thái độ học Phật
    • Lịch Đại Tổ Sư
      • 33 Vị Tổ Thiền Tông Ấn Độ và Trung Hoa
    • Tịnh Độ Tông
      • 13 Vị Tổ Sư
    • Giáo Pháp
  • ĐỨC PHẬT
    • Phật Đản
    • Nhân cách
    • Thành đạo
    • Thập đại đệ tử
      • Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp
      • Tôn Giả Mục Kiền Liên
      • Tôn Giả Phú Lâu Na
      • Tôn Giả Tu Bồ Đề
      • Tôn Giả Xá Lợi Phất
      • Tôn Giả La Hầu La
      • Tôn Giả A Nan
      • Tôn Giả Ưu Ba Ly
      • Tôn Giả A Na Luật
      • Tôn Giả Ca Chiên Diên
  • KINH PHẬT
    • Kinh
      • Kinh Vô Lượng Thọ Phật
      • Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật
      • Kinh A Di Đà Phật
      • Kinh Đại Bảo Tích
      • Kinh Hoa Nghiêm
      • Kinh Đại Bát Niết Bàn
      • Kinh Trung Bộ
      • Kinh Trường Bộ
      • Kinh Tiểu Bộ
      • Kinh Tăng Chi Bộ
      • Kinh Tương Ưng Bộ
      • Kinh Đại Thừa Bản Sinh Tâm Địa Quán
      • Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim
    • Luật
      • Bộ Luật Tứ Phần
      • Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu
      • Quy Sơn Cảnh Sách
    • Luận
      • Đại Thừa Khởi Tín Luận
      • Vãng Sanh Tịnh Độ Luận
      • Trung Quán Luận
      • Đại Trí Độ Luận
  • DI SẢN PHẬT GIÁO
    • Di Sản Của Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng
  • NON BỒNG
    • Tông Chỉ
      • Pháp Giáo Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng
    • Nghi Thức
      • Nghi Thức Tụng Niệm Của Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng
    • Ban Hoằng Pháp
  • TĂNG SỰ
  • VĂN HÓA - XÃ HỘI
  • TIN TỨC
    • Việt Nam
    • Quốc tế
    • Thông báo
  • GIÁO DỤC
  • TÀI LIỆU
    • TỦ SÁCH
  • PG & CÁC NGÀNH
    • Ẩm Thực Chay
  • PHÁP ÂM
  • TỪ THIỆN - XÃ HỘI
  • DIỄN ĐÀN
  • LIÊN HỆ
TIN TỨC»DIỄN ĐÀN

Tu Sĩ Xuất Gia Có Được Học Các Môn Ngoại Điển, Kinh Doanh, Xem Tử Vi, Bói Toán Không?

10/07/2023 13:53 133

VẤN:

 

Hiện nay, con thấy có rất nhiều Tăng, Ni không học ở các trường Phật học nhưng lại đi học ở các trường đại học hoặc trung cấp bên ngoài. Một số ít Tăng, Ni làm các nghề như người ở ngoài đời, cũng kinh doanh, buôn bán, dùng toàn đồ hàng hiệu, xe sang, điện thoại đắt tiền, tiêu tiền không tiếc. Một số còn mở cả trung tâm xem tử vi, xem bói, xem tướng số, phong thủy, đỡ đầu cho các doanh nhân, hội họp với các đoàn doanh nhân Phật tử với tư cách là cổ đông và là người đỡ đầu về tâm linh. Thú thật là con cảm thấy không được thoải mái khi thấy hình ảnh những nhà sư lại ở các nơi dành cho giới tiền của giàu sang, xa hoa tốn kém, y áo rực rỡ, vây xung quanh toàn là giới thượng lưu. Con có nghe một số bạn tu bảo chỉ là phương tiện độ sinh theo Bồ Tát đạo, là học theo Ngũ minh độ đời thì không sao cả. Vậy Ngũ minh là gì? Các nhà sư tu hành theo giới luật nhà Phật có được làm những chuyện như trên không? Quả thật con có cảm giác như là đi lừa đảo, vì danh vì lợi hơn là độ đời. Con biết mình là Phật tử không được bàn chuyện người tu vì có tội nhưng quá nhiều bạn bè và mọi người bàn tán ra vào nên con cũng không biết trả lời như thế nào? Xin sư khai mở giúp con.

 

 

ĐÁP

 

“Nhơn hư đạo bất hư” chỉ là câu nói bình thường của người xưa, nhưng cũng lắm hiện thực trong cõi đời nầy. Đức Phật tịch diệt đã lâu, nhưng giải thoát phiền não tham sân si, thoát ly tam giới, thể nhập Niết Bàn, và kể cả giới luật của Phật xưa nay cũng chưa từng thay đổi. Vì giáo pháp của Phật còn 16.800.000 năm nữa mới đổi thay để đi vào thế giới của Phật Di Lặc giáo hóa (Phật học tinh yếu - Thích Thiền Tâm).

 

Phật giáo du nhập vào nền văn hóa nào, thì sẽ hóa thân thành suối nguồn an lạc cho người bản xứ. Sự hóa thân phải phù hợp với đời sống của dân tộc bản xứ, nếu làm khác hơn sẽ dễ bị từ chối, và như thế thì không thể Phật hóa nền văn hóa bản địa. Đó gọi là tinh thần tùy duyên bất biến, bất biến mà tùy duyên của đạo Phật.

 

Trước khi hội nhập vào dòng đời để độ chúng sanh, người tu sĩ Phật giáo còn được hung đúc, tu hành pháp môn tứ nhiếp pháp: “Bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự”.

 

Bố thí là chia sớt, giúp đỡ người bằng tài vật hoặc bằng ý kiến, lời khuyên, thì giờ, khả năng, tâm lực, hay giáo pháp.

 

Ái ngữ là lời nói ôn hòa, thành thật và thân thiết. Lời nói như thế là phải phát xuất từ tình thương và sự hiểu biết; vì có tình thương thì lời nói mới êm dịu, thành thật, và có hiểu biết thì lời nói mới thích hợp cho từng người, từng lúc và từng hoàn cảnh.

 

Lợi hành là làm bất cứ việc gì có thể giúp ích cho người thăng tiến trong đời sống tinh thần và vật chất.

 

Đồng sự là quan tâm đến công việc của người và cùng giúp một tay với họ để hoàn tất công việc đó.

 

Trong quá trình tu chứng của Bồ Tát ai cũng phải trải qua thời kỳ tu hành bốn pháp trên là để nhiếp phục chúng sanh, thu phục lòng người, nhưng cũng chính là tinh thần hội nhập, có kỷ cương.

 

Các nhà sư Phật giáo Nhật Bản, thuộc hệ phái Tịnh Độ Chân tông thì có gia đình, có tài sản, sống phú quý sang trọng, cuộc sống hóa thân vào dòng đời không khác… Đứng về góc độ Phật giáo Việt Nam sẽ thấy sao thầy tu tha hóa biến chất, nhưng không, vì đó là Phật giáo Nhật Bản, phải phù hợp với văn hóa của nước Nhật.

 

Đến với các nhà sư Phật giáo Nga, Phật giáo Mongolia, các sư ăn thịt thú cầm, ngủ giường nệm, sống trong phòng có máy điều hòa đặc biệt không khác người thế tục… Đứng về góc độ Phật giáo Việt Nam chúng ta sẽ thấy họ không phải là nhà sư tu tịnh hạnh, nhưng không, vì đó là Phật giáo Nga, Phật giáo Mongolia...

 

Các nhà sư tu hành bên nước Mỹ, nước Úc hay các nước Âu châu… sự cung cấp dưỡng nuôi (cúng dường) rất ít, nếu các vị không tạo tác cơ sở làm kinh tế làm gì có thể chính niệm an tâm tu hành.Làm Phật tử chúng ta không nên chấp nê các hiện tượng trên.

 

Tuy nhiên, ở Việt Nam chư Tỳ kheo đi vào đời hóa độ chúng sanh, có nếp sống như nhà sư Phật giáo Nhật Bản, Phật giáo Nga, Mongolia, Phật giáo Mỹ, Úc, Âu châu, …thì sẽ mất niềm hy vọng đối với Phật tử Việt Nam.

 

Nhà sư sống nghiêng về thế tục, vật chất nhiều, thì cỗ xe tam thừa sẽ tuột phanh nhanh chóng, làm gì đạt đến quả vị Diệu Giác Bồ Tát?

 

Ngũ minh gồm:

  • Thanh minh: Luân thường đạo lý tu sĩ Phật luôn thể hiện tính đạo đức nhân bản khi gần gũi mọi người; Thanh minh cũng tức là ngôn ngữ học, người tu sĩ Phật phải có kiến thức giáo lý Phật học quảng bác mới tiếp cận quần chúng Phật tử giúp đỡ họ về mặt tu huệ.
  • Nhân minh: Lý luận thực tiễn, kiến thức sâu rộng, có kiến thức sâu rộng, đây mới là cơ sở thuyết pháp độ sanh, có nhân minh mới có đủ lực để tiếp cận xã hội mà không bị lôi cuốn theo dòng đời ngũ trược.
  • Y phương minh: Tham gia ngành thuốc, bào chế thuốc, làm bác sĩ, y sĩ cứu chữa bệnh nhân, cứu đời.
  • Công xảo minh: Hiểu biết sáng chế những công cụ phục vụ cho đời sống con người, ngày nay biết sử dụng công nghệ thông tin, vi tính, website, internet phục vụ cho diễn đàn Phật học hiện đại, kịp thời thông tin những bài pháp hướng dẫn Phật tử tu học.
  • Nội minh: Thông suốt tam tạng thánh điển giáo lý Đức Phật mà người đệ tử Phật phải học tập giáo lý Tứ Điệu Đế, bát chánh đạo, Lục Độ Vạn Hạnh trong quá trình tu chứng, để có đủ trình độ hội nhập dòng đời hóa tha độ chúng.

 

Ngũ minh cũng chính là công hạnh của Bồ Tát độ sanh, nhà sư đi vào đời phải có đủ trí lực làm cho Phật hóa thế tục, chớ không phải thế tục hóa đạo Phật. Hiện nay, thời mạt pháp, nhà sư hội nhập với xã hội mà thiếu tu giới luật, tứ nhiếp pháp, tu pháp ngũ minh, lục độ, thập độ ba la mật thì khó mà hòa hài, chuyển tải giáo lý Đức Phật đến với mọi người.

 

Tu tứ nhiếp pháp, ngũ minh tức là “hòa mà không tan”, như pháp mà truyền đăng tục diệm, tùy duyên mà bất biến, bất biến mà tùy duyên, đem giáo lý Đức Phật ứng dụng vào đời một cách nghiêm túc, mới thành tựu đạo nghiệp, nối chí tiền nhân.

 

 Việc đời nên gác để ngoài tai

 Việc đạo nên chăng vẫn học hoài.

 Giáo pháp ngàn xưa còn vang đó

Tánh chân thường trụ kiến Như Lai.

 

Phật Pháp Vấn Đáp (Tập 1)
Hòa Thượng Thượng Giác Hạ Quang

BÀI VIẾT MỚI

  • Lễ cung rước và an vị Xá lợi trưởng lão HT.Thượng Thiện hạ Phước
  • Chương Trình Lễ Húy kỵ lần Thứ 35 Hòa Thượng Thượng Thiện hạ Phước
  • Pháp Ngữ Của Cố Hòa Thượng Thượng Thiện Hạ Phước
  • Ngày Vía Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát (Ngày 30/07 Âm Lịch)
  • Kính Mừng Lễ Vía Đức Quán Thế Âm Bồ Tát Thành Đạo (19/6 AL)

Danh sách tin tức

  • Lễ cung rước và an vị Xá lợi trưởng lão HT.Thượng Thiện hạ Phước
  • Chương Trình Lễ Húy kỵ lần Thứ 35 Hòa Thượng Thượng Thiện hạ Phước
  • Pháp Ngữ Của Cố Hòa Thượng Thượng Thiện Hạ Phước
  • Ngày Vía Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát (Ngày 30/07 Âm Lịch)
  • Kính Mừng Lễ Vía Đức Quán Thế Âm Bồ Tát Thành Đạo (19/6 AL)
  • Phật Pháp Vấn Đáp: Có Nên Chép Kinh, Ấn Tống, Cúng Dường Kinh Sách Trong Thời Hiện Đại Không?
  • Nhạn quá trường không
  • Làm Thế Nào Để Phân Biệt Sư Thật Sư Giả? Cúng Dường Cho Sư Giả Có Bị Mang Tội Không?
  • Bài Pháp: Khuyên Tu. Giảng Sư: Ni Trưởng Thích Nữ Kim Sơn. Kỳ Thọ Giới Bát Quan Trai ngày 16.04.2023 tại Tổ Đình Quan Âm Tu Viện
  • Có Phải Phật Giáo Không Còn Phù Hợp Với Thế Giới Hiện Đại Khi Khó Tu Và Khó Chứng Đắc?
    HT Thượng Bửu hạ Đức, HT Thượng Thiện hạ Phước
    NT Thích nữ Thượng Huệ hạ Giác, HT Thích Giác Quang
    Cung Thỉnh Xá Lợi Đức Tôn
    Cung Thỉnh Xá Lợi Đức Tôn Sư (32)
    Cái Đẹp Của Người Tu

CHƯ TÔN ĐỨC NON BỒNG

  • Hành trạng Đức Sư Ông thượng Bửu hạ Đức
    Hành trạng Đức Sư Ông thượng Bửu hạ Đức

    Hành trạng của Đức Sư Ông thượng Bửu hạ Đức chứng minh đạo sư Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng (1880-1974)  

    Chi tiết
  • Đức Tôn Sư Hòa Thượng Thượng Thiện Hạ Phước
    Đức Tôn Sư Hòa Thượng Thượng Thiện Hạ Phước

    Đức Tôn Sư Hòa Thượng thượng THIỆN hạ PHƯỚC húy NHỰT Ý, dòng LÂM TẾ thứ 41, Sáng lập và là Tông chủ môn phong pháp phái Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng.

    Chi tiết
  • Tiểu Sử Đức Hòa Thượng Tôn Sư thượng Thiện hạ Phước
    Tiểu Sử Đức Hòa Thượng Tôn Sư thượng Thiện hạ Phước

    Chi tiết
  • Hòa Thượng thượng Thiện hạ Thành
    Hòa Thượng thượng Thiện hạ Thành

    Chi tiết
  • Tiểu sử Hòa Thượng Thích Thiện Hồng
    Tiểu sử Hòa Thượng Thích Thiện Hồng

    Chi tiết
  • Kỷ Yếu Tang Lễ Hòa Thượng Thích Vạn Hùng
    Kỷ Yếu Tang Lễ Hòa Thượng Thích Vạn Hùng

    Chi tiết
  • Tiểu Sử Của Cố Hòa Thượng Thích Thiện Tài Viện Chủ Chùa Linh Bửu Quận 8, Tp Hồ Chí Minh
    Tiểu Sử Của Cố Hòa Thượng Thích Thiện Tài Viện Chủ Chùa Linh Bửu Quận 8, Tp Hồ Chí Minh

    Chi tiết
  • Ni Trưởng Thích nữ Diệu Hòa
    Ni Trưởng Thích nữ Diệu Hòa

    Tiểu sử Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Hòa húy Trung Viên trụ trì Tổ Đình Linh Sơn

    Chi tiết
  • Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Giác
    Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Giác

    Chi tiết
  • Tiếu Sử Ni sư Thích Nữ Diệu Huệ, Trung Bửu Tự.
    Tiếu Sử Ni sư Thích Nữ Diệu Huệ, Trung Bửu Tự.

    Chi tiết
  • Xem tất cả >>

CÁC NGÔI TỰ VIỆN NON BỒNG

  • Tổ Đình Linh Sơn - Núi Dinh
    Tổ Đình Linh Sơn - Núi Dinh

    Tổ Đình Linh Sơn nằm bên sườn Tây núi Dinh, ngọn núi này nằm trong dải Bao Quan. Trên bản đồ địa lý của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thì đỉnh Bao Quan chỉ cách Thị Xã Bà Rịa khoảng 10 km đường chim bay và nằm về phía Tây Nam của Thị xã.

    Chi tiết
  • Tổ Đình Quan Âm Tu Viện
    Tổ Đình Quan Âm Tu Viện

    Quan Âm tu viện tọa lạc tại đường Nguyễn Ái Quốc, khu phố 3, phường Bửu Hòa, Tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Tu viện được Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn Hóa tôn giáo công nhận là di sản văn hóa Phật giáo tỉnh Đồng Nai ngày 15/3/2016, được Ban Tôn giáo Chính phủ ra quyết định tặng Giấy khen “Có thành tích trong công tác từ thiện xã hội và góp phần bảo vệ văn hóa tôn giáo” ký ngày 02/12/2016.

    Chi tiết
  • Tịnh xá Bửu Sơn, Định Quán, Tỉnh Đồng Nai, cũng là cơ sở bảo trợ Hoa Sen Trắng.
    Tịnh xá Bửu Sơn, Định Quán, Tỉnh Đồng Nai, cũng là cơ sở bảo trợ Hoa Sen Trắng.

    Chi tiết
  • DS Tự Viện trong Tông phong Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng
    DS Tự Viện trong Tông phong Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng

    Chi tiết
  • Xem tất cả >>

ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢNG PL2567 - DL2023

CÁC WEBSITE PHẬT GIÁO

  1. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
  2. Báo Giác Ngộ 
  3. Ban Tôn Giáo Chính Phủ
  4. Đặc san Hoa Đàm
  5. Phật Giáo Tp. Biên Hoa
  6. Phật sự online
  7. Đạo Phật Ngày Nay
  8. Phật Giáo Đồng Nai

    Không có video thuộc chủ đề này.
Mừng Xuân Di Lặc 2019
Banner header
Kỷ Niệm Lễ Xuất Gia Đức Thầy (2019)
Phát quà Tại Tổ Đình Thành An Tự
Phát quà từ thiện
Phát quà cho đồng bào ở Tây Bắc
Trồng cây
Phát quà từ thiện

Footer

QUAN ÂM TU VIỆN
K2/77 Nguyễn Ái Quốc, Kp3, P. Bửu Hòa, Tp. Biên Hòa
Điện thoại: 0933045996 - 0908192876
E-mail: lientongtinhdo@gmail.com