NGUYỄN NGỌC HÒA
  • TRANG CHỦ
  • PHẬT PHÁP
    • Bước đầu học Phật
      • Thái độ học Phật
    • Lịch Đại Tổ Sư
      • 33 Vị Tổ Thiền Tông Ấn Độ và Trung Hoa
    • Tịnh Độ Tông
      • 13 Vị Tổ Sư
    • Giáo Pháp
  • ĐỨC PHẬT
    • Phật Đản
    • Nhân cách
    • Thành đạo
    • Thập đại đệ tử
      • Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp
      • Tôn Giả Mục Kiền Liên
      • Tôn Giả Phú Lâu Na
      • Tôn Giả Tu Bồ Đề
      • Tôn Giả Xá Lợi Phất
      • Tôn Giả La Hầu La
      • Tôn Giả A Nan
      • Tôn Giả Ưu Ba Ly
      • Tôn Giả A Na Luật
      • Tôn Giả Ca Chiên Diên
  • KINH PHẬT
    • Kinh
      • Kinh Vô Lượng Thọ Phật
      • Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật
      • Kinh A Di Đà Phật
      • Kinh Đại Bảo Tích
      • Kinh Hoa Nghiêm
      • Kinh Đại Bát Niết Bàn
      • Kinh Trung Bộ
      • Kinh Trường Bộ
      • Kinh Tiểu Bộ
      • Kinh Tăng Chi Bộ
      • Kinh Tương Ưng Bộ
      • Kinh Đại Thừa Bản Sinh Tâm Địa Quán
      • Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim
    • Luật
      • Bộ Luật Tứ Phần
      • Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu
      • Quy Sơn Cảnh Sách
    • Luận
      • Đại Thừa Khởi Tín Luận
      • Vãng Sanh Tịnh Độ Luận
      • Trung Quán Luận
      • Đại Trí Độ Luận
  • DI SẢN PHẬT GIÁO
    • Di Sản Của Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng
  • NON BỒNG
    • Tông Chỉ
      • Pháp Giáo Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng
    • Nghi Thức
      • Nghi Thức Tụng Niệm Của Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng
    • Ban Hoằng Pháp
  • TĂNG SỰ
  • VĂN HÓA - XÃ HỘI
  • TIN TỨC
    • Việt Nam
    • Quốc tế
    • Thông báo
  • GIÁO DỤC
  • TÀI LIỆU
    • TỦ SÁCH
  • PG & CÁC NGÀNH
    • Ẩm Thực Chay
  • PHÁP ÂM
  • TỪ THIỆN - XÃ HỘI
  • DIỄN ĐÀN
  • LIÊN HỆ
  • TRANG CHỦ
  • PHẬT PHÁP
    • Bước đầu học Phật
      • Thái độ học Phật
    • Lịch Đại Tổ Sư
      • 33 Vị Tổ Thiền Tông Ấn Độ và Trung Hoa
    • Tịnh Độ Tông
      • 13 Vị Tổ Sư
    • Giáo Pháp
  • ĐỨC PHẬT
    • Phật Đản
    • Nhân cách
    • Thành đạo
    • Thập đại đệ tử
      • Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp
      • Tôn Giả Mục Kiền Liên
      • Tôn Giả Phú Lâu Na
      • Tôn Giả Tu Bồ Đề
      • Tôn Giả Xá Lợi Phất
      • Tôn Giả La Hầu La
      • Tôn Giả A Nan
      • Tôn Giả Ưu Ba Ly
      • Tôn Giả A Na Luật
      • Tôn Giả Ca Chiên Diên
  • KINH PHẬT
    • Kinh
      • Kinh Vô Lượng Thọ Phật
      • Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật
      • Kinh A Di Đà Phật
      • Kinh Đại Bảo Tích
      • Kinh Hoa Nghiêm
      • Kinh Đại Bát Niết Bàn
      • Kinh Trung Bộ
      • Kinh Trường Bộ
      • Kinh Tiểu Bộ
      • Kinh Tăng Chi Bộ
      • Kinh Tương Ưng Bộ
      • Kinh Đại Thừa Bản Sinh Tâm Địa Quán
      • Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim
    • Luật
      • Bộ Luật Tứ Phần
      • Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu
      • Quy Sơn Cảnh Sách
    • Luận
      • Đại Thừa Khởi Tín Luận
      • Vãng Sanh Tịnh Độ Luận
      • Trung Quán Luận
      • Đại Trí Độ Luận
  • DI SẢN PHẬT GIÁO
    • Di Sản Của Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng
  • NON BỒNG
    • Tông Chỉ
      • Pháp Giáo Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng
    • Nghi Thức
      • Nghi Thức Tụng Niệm Của Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng
    • Ban Hoằng Pháp
  • TĂNG SỰ
  • VĂN HÓA - XÃ HỘI
  • TIN TỨC
    • Việt Nam
    • Quốc tế
    • Thông báo
  • GIÁO DỤC
  • TÀI LIỆU
    • TỦ SÁCH
  • PG & CÁC NGÀNH
    • Ẩm Thực Chay
  • PHÁP ÂM
  • TỪ THIỆN - XÃ HỘI
  • DIỄN ĐÀN
  • LIÊN HỆ
TIN TỨC»DIỄN ĐÀN

Nhạn quá trường không

11/07/2023 11:24 2498

Nhớ khi còn sinh tiền, Hòa thượng mang phong thái đĩnh đạc nhưng luôn hòa ái khiêm cung, luôn sẵn lòng giúp đỡ Tăng Ni trong tỉnh chẳng quản ngại khó khăn, đặc biệt là trong việc thành lập chùa chiền hay tinh xá.

 

Không ngại nắng mưa, ngài tận tình đi đến những vùng huyện lỵ xa xôi, thăm nom hay hướng dẫn sinh hoạt Nội quy Ban Tăng sự, tháo gỡ những nội kết còn tồn đọng trong các chốn thiền môn. Ngài như bậc long tượng oai nghiêm khi xuất hiện giữa các Đại giới đàn.

 

Bản thân tôi có thể nói luôn mang ân trọng và tình cảm kính mến với Hòa thượng Giác Quang từ khi tôi về trụ trì chùa Pháp Thường vào năm 1990. Đây là ngôi chùa đầu tiên thuộc Thiên Thai giáo quán tông. Hơn 30 năm, tôi có thật nhiều kỷ niệm với ngài và rất tâm đắc về pháp môn niệm Phật. Ngài cũng là một tấm gương sáng cho Tăng Ni về đức độ tu hành và tinh thần hy sinh vì đạo pháp.

 

Không chỉ tâm đức mà giới đức của ngài thật trang nghiêm. Trong hành trình hóa độ, chúng tôi không thấy quyền cao lộc cả, bác học đa văn nơi ngài, mà chỉ thấy hình ảnh một vị sư bình dị, đơn sơ luôn tự tại trong mọi thuận nghịch cõi Ta-bà. Đạo nghiệp của Hòa thượng được kết tinh bằng công đức phụng sự cho đạo pháp, bằng nếp sống tri túc và tâm hạnh từ bi.

 

Nhớ có lần tôi đến tìm Hòa thượng trong một đêm mưa tháng Bảy, do việc gấp của chùa nên đến tu viện đã gần 10 giờ đêm, thị giả của Hòa thượng cho biết ngài đang làm việc trong thư phòng. Tôi thấy căn phòng nhỏ của Hòa thượng như phòng của một học tăng, ngài ngồi dưới ánh đèn bàn khiêm tốn, miệt mài chăm chú gõ trên bàn phím. Dù trời đã khuya, Hòa thượng vẫn hoan hỷ tiếp chúng tôi. Trà nước và giải quyết xong công việc, Hòa thượng gọi thị giả cho chúng tôi bát cháo nóng. Ngài nói: “Thầy đi đường xa mệt nhọc, ăn cháo rồi nghỉ lại chùa cho khỏe, sáng mai về sớm”.

 

Tôi đi dạo quanh sân chùa, ánh đèn trong phòng Hòa thượng hắt ra ngoài khung kính đến nửa đêm. Vị thị giả cho biết, làm việc xong ngài còn tọa thiền công phu, không đêm nào bỏ sót. Đêm ấy, tôi đã có một giấc ngủ thật an lành trong khách phòng của Quan Âm tu viện. Thức dậy trong tiếng Lăng nghiêm trầm hùng của đại chúng, còn Hòa thượng thì đang lạy thù ân tại thư phòng, hành trì miên mật đến 6 giờ sáng mới thấy ngài bước ra. Tấm y cũ đơn sơ trang nghiêm mà tràn đầy năng lượng. Tôi có cảm giác như mình đang ở một am cốc xưa trong rừng núi. Tôi vội bước đến lễ Hòa thượng, ngài hoan hỷ mỉm cười hỏi “Thượng tọa ngủ được không? Việc của thầy không lo lắng nữa nhé!”. Tôi xúc động vô cùng.

 

Rồi thì ngài cũng về cõi Phật khi sứ mệnh đã tròn. Còn đâu nữa một bậc thạc đức chơn sư tùy duyên hóa độ, như Sơ tổ Đạt Ma xưa nê-hoàn rồi lại chích lý Tây quy. “Nhạn quá trường không. Ảnh trầm hàn thủy. Nhạn vô di tích chi ý. Thủy vô lưu ảnh chi tâm”. Bậc xuất trần thượng sĩ đến và đi cũng nhẹ nhàng như cánh nhạn tung trời trong thoáng chốc, tuy vậy, bi nguyện của ngài vẫn hiển hiện cùng mười phương ba cõi, kết hoa từ ái cho đời.

 

Ngày tứ chúng đưa huyễn thân Hòa thượng nhập bảo tháp tại tổ đình Quan Âm tu viện, mây xám phủ ngang trời, hàng cây cúi đầu mặc niệm, bóng vàng y kín cả một sân chùa, tiếng niệm Phật trầm hùng lắng đọng thiết tha. Tôi xúc động nghẹn ngào muốn bật khóc vì hiểu rằng từ nay Phật giáo Đồng Nai vắng bóng Người mãi mãi, nhưng dường như trên đỉnh Lăng-già trời chân như đang rực sáng, mây phù vân hiện tướng tường vân. Mưa pháp nhũ đượm nhuần đức ân thánh triết.

 

Giác sáng rừng thiền, trên đỉnh non bồng vầng trăng Lăng-già phá tan mộng ảo.

Quang soi cõi tịnh, dưới dòng Đồng Nai thuyền từ Bát-nhã cập bến chân như.

Sa-môn Thiện Pháp/Báo Giác Ngộ

 

Trong suốt hơn 10 năm tham gia Ban Trị sự Phật giáo TP.Biên Hòa, từ Chánh Thư ký đến Trưởng ban Trị sự, con để ý chưa bao giờ thấy Hòa thượng “cậy thế, ỷ quyền” mình là lãnh đạo cấp cao của Phật giáo tỉnh nhà, có biểu hiện xem thường cấp dưới. Tất cả các thủ tục hành chính liên quan đến việc xin phép trùng tu, xây dựng các công trình phụ trợ, công trình tôn giáo của Quan Âm tu viện và liên quan đến chư Tăng, Ni thuộc Liên tông Tịnh độ Non Bồng, Hòa thượng đều thực hiện theo đúng trình tự quy định của giáo luật và pháp luật.

 

Đặc biệt, gần 40 năm phục vụ Giáo hội, theo chỗ con biết, Hòa thượng đã “thi ân mà không mong đền đáp” cho các tự viện và hàng ngàn Tăng, Ni trong tỉnh. Nhiều Tăng Ni thọ ân Hòa thượng, thỉnh mời Hòa thượng đến chứng minh, dự lễ khi có Phật sự, Hòa thượng đều khéo léo từ chối.

 

Ngoài việc hết lòng phụng sự Giáo hội, giúp đỡ Tăng, Ni, Hòa thượng còn dành thời gian còn lại cùng với Già (cố Ni trưởng Huệ Giác) hoằng pháp độ sinh, thuyết giảng cho Tăng, Ni, Phật tử của Quan Âm tu viện và phát triển Liên tông Tịnh độ Non Bồng không chỉ trong tỉnh mà còn ngoài tỉnh. Con nghĩ, bất cứ ai, từ Tăng, Ni đến cư sĩ, Phật tử, khi tiếp xúc với Hòa thượng đều có chung một cảm nhận: Hòa thượng là bậc chân sư với đức khiêm cung, độ lượng, và vị tha”.

 

Thượng tọa Thích Minh Trí

Trưởng ban Trị sự Phật giáo TP.Biên Hòa

(trích Theo dấu chân sư)

 

...Nhớ thuở xưa cùng theo thầy học đạo

Đất Linh Sơn tái ngộ kinh luân

Rồi về Quan Âm, lo Phật sự sớm hôm

Hình ảnh ấy nay vẫn còn vang bóng!

Nhớ những lúc Linh Sơn khó nhọc

Học đạo thầy nếm mật nằm gai

Những khi giá rét giữa trời

Những khi hang thẳm âm thầm tiến tu

Rồi những lúc đệ huynh hoan hỷ

Nghe lời thầy cùng sách tấn nhau

Vào ra sau trước một lòng

Thờ thầy trên hết nào đâu mong gì!

Nhớ những lúc bị thầy quở mắng

Lâm Tế xưa cảnh cũ hiện về

Linh Sơn rừng núi bốn bề

Cuộc sống muôn vàn gian khó

Những lúc đó huynh đệ ta đâu chùn bước

Càng tiến tu, phấn đấu trau dồi

Đêm ngày chẳng bỏ công phu

Khó nhọc đời tu đâu ngại

Năm 66 mưa bom lửa đạn

Rời Linh Sơn cất bước lên đường

Cùng thầy về lại Trấn Biên

Dựng ngôi tu viện hoằng truyền pháp môn

Năm 86 Tôn sư người vắng bóng

Gìn việc nhà gánh vác chuyện tông môn

Ba mươi mấy năm khi ấy tuổi xuân thì

Đem tâm trí hết lòng lo Phật sự

Thời gian đổi, nhưng lòng người không thay đổi

Tấm lòng son chẳng phai nhạt với thời gian

Hoằng pháp lợi sanh muôn việc chẳng từ nan

Vẫn dìu dắt tinh thần Phật tử từ lời ăn tiếng nói…

 

Hòa thượng Thích Thiện Tâm

Trụ trì chùa Pháp An, tỉnh Bình Dương

(trích Linh sơn quyến thuộc)

Nguồn: Báo Giác Ngộ

BÀI VIẾT MỚI

  • Lễ cung rước và an vị Xá lợi trưởng lão HT.Thượng Thiện hạ Phước
  • Chương Trình Lễ Húy kỵ lần Thứ 35 Hòa Thượng Thượng Thiện hạ Phước
  • Pháp Ngữ Của Cố Hòa Thượng Thượng Thiện Hạ Phước
  • Ngày Vía Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát (Ngày 30/07 Âm Lịch)
  • Kính Mừng Lễ Vía Đức Quán Thế Âm Bồ Tát Thành Đạo (19/6 AL)

Danh sách tin tức

  • Lễ cung rước và an vị Xá lợi trưởng lão HT.Thượng Thiện hạ Phước
  • Chương Trình Lễ Húy kỵ lần Thứ 35 Hòa Thượng Thượng Thiện hạ Phước
  • Pháp Ngữ Của Cố Hòa Thượng Thượng Thiện Hạ Phước
  • Ngày Vía Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát (Ngày 30/07 Âm Lịch)
  • Kính Mừng Lễ Vía Đức Quán Thế Âm Bồ Tát Thành Đạo (19/6 AL)
  • Phật Pháp Vấn Đáp: Có Nên Chép Kinh, Ấn Tống, Cúng Dường Kinh Sách Trong Thời Hiện Đại Không?
  • Tu Sĩ Xuất Gia Có Được Học Các Môn Ngoại Điển, Kinh Doanh, Xem Tử Vi, Bói Toán Không?
  • Làm Thế Nào Để Phân Biệt Sư Thật Sư Giả? Cúng Dường Cho Sư Giả Có Bị Mang Tội Không?
  • Bài Pháp: Khuyên Tu. Giảng Sư: Ni Trưởng Thích Nữ Kim Sơn. Kỳ Thọ Giới Bát Quan Trai ngày 16.04.2023 tại Tổ Đình Quan Âm Tu Viện
  • Có Phải Phật Giáo Không Còn Phù Hợp Với Thế Giới Hiện Đại Khi Khó Tu Và Khó Chứng Đắc?
    HT Thượng Bửu hạ Đức, HT Thượng Thiện hạ Phước
    NT Thích nữ Thượng Huệ hạ Giác, HT Thích Giác Quang
    Cung Thỉnh Xá Lợi Đức Tôn
    Cung Thỉnh Xá Lợi Đức Tôn Sư (32)
    Cái Đẹp Của Người Tu

CHƯ TÔN ĐỨC NON BỒNG

  • Hành trạng Đức Sư Ông thượng Bửu hạ Đức
    Hành trạng Đức Sư Ông thượng Bửu hạ Đức

    Hành trạng của Đức Sư Ông thượng Bửu hạ Đức chứng minh đạo sư Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng (1880-1974)  

    Chi tiết
  • Đức Tôn Sư Hòa Thượng Thượng Thiện Hạ Phước
    Đức Tôn Sư Hòa Thượng Thượng Thiện Hạ Phước

    Đức Tôn Sư Hòa Thượng thượng THIỆN hạ PHƯỚC húy NHỰT Ý, dòng LÂM TẾ thứ 41, Sáng lập và là Tông chủ môn phong pháp phái Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng.

    Chi tiết
  • Tiểu Sử Đức Hòa Thượng Tôn Sư thượng Thiện hạ Phước
    Tiểu Sử Đức Hòa Thượng Tôn Sư thượng Thiện hạ Phước

    Chi tiết
  • Hòa Thượng thượng Thiện hạ Thành
    Hòa Thượng thượng Thiện hạ Thành

    Chi tiết
  • Tiểu sử Hòa Thượng Thích Thiện Hồng
    Tiểu sử Hòa Thượng Thích Thiện Hồng

    Chi tiết
  • Kỷ Yếu Tang Lễ Hòa Thượng Thích Vạn Hùng
    Kỷ Yếu Tang Lễ Hòa Thượng Thích Vạn Hùng

    Chi tiết
  • Tiểu Sử Của Cố Hòa Thượng Thích Thiện Tài Viện Chủ Chùa Linh Bửu Quận 8, Tp Hồ Chí Minh
    Tiểu Sử Của Cố Hòa Thượng Thích Thiện Tài Viện Chủ Chùa Linh Bửu Quận 8, Tp Hồ Chí Minh

    Chi tiết
  • Ni Trưởng Thích nữ Diệu Hòa
    Ni Trưởng Thích nữ Diệu Hòa

    Tiểu sử Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Hòa húy Trung Viên trụ trì Tổ Đình Linh Sơn

    Chi tiết
  • Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Giác
    Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Giác

    Chi tiết
  • Tiếu Sử Ni sư Thích Nữ Diệu Huệ, Trung Bửu Tự.
    Tiếu Sử Ni sư Thích Nữ Diệu Huệ, Trung Bửu Tự.

    Chi tiết
  • Xem tất cả >>

CÁC NGÔI TỰ VIỆN NON BỒNG

  • Tổ Đình Linh Sơn - Núi Dinh
    Tổ Đình Linh Sơn - Núi Dinh

    Tổ Đình Linh Sơn nằm bên sườn Tây núi Dinh, ngọn núi này nằm trong dải Bao Quan. Trên bản đồ địa lý của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thì đỉnh Bao Quan chỉ cách Thị Xã Bà Rịa khoảng 10 km đường chim bay và nằm về phía Tây Nam của Thị xã.

    Chi tiết
  • Tổ Đình Quan Âm Tu Viện
    Tổ Đình Quan Âm Tu Viện

    Quan Âm tu viện tọa lạc tại đường Nguyễn Ái Quốc, khu phố 3, phường Bửu Hòa, Tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Tu viện được Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn Hóa tôn giáo công nhận là di sản văn hóa Phật giáo tỉnh Đồng Nai ngày 15/3/2016, được Ban Tôn giáo Chính phủ ra quyết định tặng Giấy khen “Có thành tích trong công tác từ thiện xã hội và góp phần bảo vệ văn hóa tôn giáo” ký ngày 02/12/2016.

    Chi tiết
  • Tịnh xá Bửu Sơn, Định Quán, Tỉnh Đồng Nai, cũng là cơ sở bảo trợ Hoa Sen Trắng.
    Tịnh xá Bửu Sơn, Định Quán, Tỉnh Đồng Nai, cũng là cơ sở bảo trợ Hoa Sen Trắng.

    Chi tiết
  • DS Tự Viện trong Tông phong Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng
    DS Tự Viện trong Tông phong Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng

    Chi tiết
  • Xem tất cả >>

ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢNG PL2567 - DL2023

CÁC WEBSITE PHẬT GIÁO

  1. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
  2. Báo Giác Ngộ 
  3. Ban Tôn Giáo Chính Phủ
  4. Đặc san Hoa Đàm
  5. Phật Giáo Tp. Biên Hoa
  6. Phật sự online
  7. Đạo Phật Ngày Nay
  8. Phật Giáo Đồng Nai

    Không có video thuộc chủ đề này.
Mừng Xuân Di Lặc 2019
Banner header
Kỷ Niệm Lễ Xuất Gia Đức Thầy (2019)
Phát quà Tại Tổ Đình Thành An Tự
Phát quà từ thiện
Phát quà cho đồng bào ở Tây Bắc
Trồng cây
Phát quà từ thiện

Footer

QUAN ÂM TU VIỆN
K2/77 Nguyễn Ái Quốc, Kp3, P. Bửu Hòa, Tp. Biên Hòa
Điện thoại: 0933045996 - 0908192876
E-mail: lientongtinhdo@gmail.com