Nếu con nghèo, con làm sao có thể bố thí cho người khác?
Có mấy ai làm được như Einstein....
Ước nguyện cuối cùng của Einstein.
“Ta là cát, ta sẽ về với cát bụi, trả lại trần gian những cay đắng muộn phiền…” Ước nguyện cuối cùng của Einstien đã cho chúng ta thấy, ông là một con người vĩ đại, không chỉ trong khoa học mà cả trong tâm hồn.
Năm 1955, Albert Einstein (1879-1955) phải nhập viện do bị xuất huyết động mạch. Bởi vì Einstein đã công bố thuyết Tương Đối, nhận được giải thưởng Nobel, và giúp chế tạo bom nguyên tử, nên nhà vật lý thiên tài này đã nổi tiếng trên toàn thế giới lúc sinh tiền.
Sau khi vào viện, Einstein nhận ra rằng ông không còn nhiều thời gian để sống trên cõi đời này. Do đó ông nói với người thân và bạn bè ông về hai việc. Thứ nhất, là xin đừng biến nơi ở của ông, thành viện bảo tàng, để người ta đến bày tỏ lòng kính trọng. Thứ hai, là xin đừng để nơi làm việc của ông cho người khác tiếp tục sử dụng.
Dẫu là thành tựu khoa học cũng vậy, hay là thanh danh xã hội cũng vậy, ông muốn những thứ này biến mất khỏi thế gian sau khi ông qua đời.
Cho tới giây phút cuối cùng trước khi chết, ông không quên nhắc đi nhắc lại rằng, đừng cử hành tang lễ cho ông, hay lập đài kỷ niệm nào cả. Do vậy đám tang của Einstein rất đơn giản. Theo ước nguyện cuối cùng của Einstein, xác của ông đã được hỏa táng, và nơi tro xương ông được cất giữ, không bao giờ được tiết lộ cho công chúng.
Nếu con nghèo, con làm sao có thể bố thí cho người khác?
Một người nọ hỏi Phật:
“Vì sao con luôn nghèo?”
Ngài đáp: “Vì đơn giản,
Con chưa bố thí nhiều.”
“Bạch Ngài, con thực sự
Không có gì để cho,
Đúng thế, không gì cả,
Ngoài đói khổ, buồn lo.”
“Ta tin lời con nói
Nhưng có bảy cái này
Con có thể bố thí,
Mà bố thí hàng ngày.
Thứ nhất là Nhan Thí,
Tức bố thí nụ cười.
Thứ hai là Ngôn Thí,
Là nói đẹp với người.
Thứ ba là Tâm Thí,
Tức bố thí tấm lòng.
Thứ tư là Nhãn Thí,
Tức cái nhìn cảm thông.
Thứ năm là Thân Thí,
Bố thí việc ân tình.
Thứ sáu là Tọa Thí,
Nhường chỗ ngồi của mình.
Thứ bảy là Phòng Thí,
Dạng bố thí cuối cùng
Khi con cho người khác
Tình Yêu và Bao Dung.”