NGUYỄN NGỌC HÒA
  • TRANG CHỦ
  • PHẬT PHÁP
    • Bước đầu học Phật
      • Thái độ học Phật
    • Lịch Đại Tổ Sư
      • 33 Vị Tổ Thiền Tông Ấn Độ và Trung Hoa
    • Tịnh Độ Tông
      • 13 Vị Tổ Sư
    • Giáo Pháp
  • ĐỨC PHẬT
    • Phật Đản
    • Nhân cách
    • Thành đạo
    • Thập đại đệ tử
      • Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp
      • Tôn Giả Mục Kiền Liên
      • Tôn Giả Phú Lâu Na
      • Tôn Giả Tu Bồ Đề
      • Tôn Giả Xá Lợi Phất
      • Tôn Giả La Hầu La
      • Tôn Giả A Nan
      • Tôn Giả Ưu Ba Ly
      • Tôn Giả A Na Luật
      • Tôn Giả Ca Chiên Diên
  • KINH PHẬT
    • Kinh
      • Kinh Vô Lượng Thọ Phật
      • Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật
      • Kinh A Di Đà Phật
      • Kinh Đại Bảo Tích
      • Kinh Hoa Nghiêm
      • Kinh Đại Bát Niết Bàn
      • Kinh Trung Bộ
      • Kinh Trường Bộ
      • Kinh Tiểu Bộ
      • Kinh Tăng Chi Bộ
      • Kinh Tương Ưng Bộ
      • Kinh Đại Thừa Bản Sinh Tâm Địa Quán
      • Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim
    • Luật
      • Bộ Luật Tứ Phần
      • Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu
      • Quy Sơn Cảnh Sách
    • Luận
      • Đại Thừa Khởi Tín Luận
      • Vãng Sanh Tịnh Độ Luận
      • Trung Quán Luận
      • Đại Trí Độ Luận
  • DI SẢN PHẬT GIÁO
    • Di Sản Của Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng
  • NON BỒNG
    • Tông Chỉ
      • Pháp Giáo Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng
    • Nghi Thức
      • Nghi Thức Tụng Niệm Của Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng
    • Ban Hoằng Pháp
  • TĂNG SỰ
  • VĂN HÓA - XÃ HỘI
  • TIN TỨC
    • Việt Nam
    • Quốc tế
    • Thông báo
  • GIÁO DỤC
  • TÀI LIỆU
    • TỦ SÁCH
  • PG & CÁC NGÀNH
    • Ẩm Thực Chay
  • PHÁP ÂM
  • TỪ THIỆN - XÃ HỘI
  • DIỄN ĐÀN
  • LIÊN HỆ
  • TRANG CHỦ
  • PHẬT PHÁP
    • Bước đầu học Phật
      • Thái độ học Phật
    • Lịch Đại Tổ Sư
      • 33 Vị Tổ Thiền Tông Ấn Độ và Trung Hoa
    • Tịnh Độ Tông
      • 13 Vị Tổ Sư
    • Giáo Pháp
  • ĐỨC PHẬT
    • Phật Đản
    • Nhân cách
    • Thành đạo
    • Thập đại đệ tử
      • Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp
      • Tôn Giả Mục Kiền Liên
      • Tôn Giả Phú Lâu Na
      • Tôn Giả Tu Bồ Đề
      • Tôn Giả Xá Lợi Phất
      • Tôn Giả La Hầu La
      • Tôn Giả A Nan
      • Tôn Giả Ưu Ba Ly
      • Tôn Giả A Na Luật
      • Tôn Giả Ca Chiên Diên
  • KINH PHẬT
    • Kinh
      • Kinh Vô Lượng Thọ Phật
      • Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật
      • Kinh A Di Đà Phật
      • Kinh Đại Bảo Tích
      • Kinh Hoa Nghiêm
      • Kinh Đại Bát Niết Bàn
      • Kinh Trung Bộ
      • Kinh Trường Bộ
      • Kinh Tiểu Bộ
      • Kinh Tăng Chi Bộ
      • Kinh Tương Ưng Bộ
      • Kinh Đại Thừa Bản Sinh Tâm Địa Quán
      • Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim
    • Luật
      • Bộ Luật Tứ Phần
      • Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu
      • Quy Sơn Cảnh Sách
    • Luận
      • Đại Thừa Khởi Tín Luận
      • Vãng Sanh Tịnh Độ Luận
      • Trung Quán Luận
      • Đại Trí Độ Luận
  • DI SẢN PHẬT GIÁO
    • Di Sản Của Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng
  • NON BỒNG
    • Tông Chỉ
      • Pháp Giáo Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng
    • Nghi Thức
      • Nghi Thức Tụng Niệm Của Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng
    • Ban Hoằng Pháp
  • TĂNG SỰ
  • VĂN HÓA - XÃ HỘI
  • TIN TỨC
    • Việt Nam
    • Quốc tế
    • Thông báo
  • GIÁO DỤC
  • TÀI LIỆU
    • TỦ SÁCH
  • PG & CÁC NGÀNH
    • Ẩm Thực Chay
  • PHÁP ÂM
  • TỪ THIỆN - XÃ HỘI
  • DIỄN ĐÀN
  • LIÊN HỆ
TIN TỨC»TỪ THIỆN - XÃ HỘI

Nữ giới tiên phong bảo vệ môi trường 

23/10/2018 10:04 860

Câu chuyên trồng cây gây rừng Ni trưởng Thích Nữ Huệ Giác

Trong kinh Tăng Chi Bộ, Đức Phật dạy rằng: “Trồng cây cho ta bóng mát, ngoài việc thanh lọc không khí, còn bảo tồn trái đất, đó là điều lợi lạc cho tất cả mọi người và cho cả bản thân ta”.

Hoặc Vinaya-matrka-sastra dạy rằng: “Một tỳ kheo trồng ba loại cây: cây ăn trái, cây cho hoa và cây cho lá để cúng dường Tam bảo sẽ ân hưởng sự gia trì và không phạm tội”, và “có năm loại cây không được chặt, đó là cây bồ đề, cây thuốc, những cây lớn mọc bên đường, cây trong rừng xứ lạnh và cây đa”.

Kinh A Hàm nhắc đến: “Tỳ kheo nương vào một khu rừng để ở. Vị ấy nghĩ rằng: Ta nương vào khu rừng để ở, chưa có chánh niệm sẽ được chánh niệm; tâm chưa định sẽ được định; nếu chưa giải thoát sẽ được giải thoát, các lậu hoặc chưa diệt tận sẽ được diệt tận; chưa chứng đắc Niết bàn an ổn vô thượng sẽ chứng đắc Niết bàn… Này các Tỳ kheo phải bảo vệ môi trường tự nhiên trong sạch.”

Đức Phật luôn tán thán và xem núi rừng là nơi ẩn trú lý tưởng cho những vị xuất gia hành đạo. Đức Phật cũng lưu tâm đến việc thích nghi và bảo vệ sự sống của tự nhiên. Một trong những biểu hiện cụ thể là Đức Phật đã định chế việc tổ chức cấm túc an cư cho Tăng Ni vào ba tháng mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9 ở Ấn Độ vì “mùa mưa là mùa nảy mầm của chồi non, mùa sinh sản của côn trùng. Côn trùng nảy nở nhiều trên mặt đất và có những mầm non, những loại côn trùng rất nhỏ mà mắt thường khó mà dễ dàng phát hiện được. Để giữ lòng từ bi, các chư Tăng cần cấm túc an cư, e rằng nếu tiếp tục vân du hoằng pháp sẽ vô tình dẫm đạp, gián tiếp hại tiến trình sinh sản và sinh trưởng của côn trùng, chồi non”.

Có thể nói, xuất phát từ tinh thần yêu quý và trân trọng, giữ gìn môi trường tự nhiên của đạo Phật. Phật giáo Việt Nam đã và đang tích cực thực hiện nhiệm vụ của mình trong việc giảm thiểu đến mức thấp nhất sự nóng lên toàn cầu và bảo vệ môi trường sống. Phật giáo Việt Nam, cùng với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Tài Nguyên và Môi trường cùng lãnh đạo 14 tổ chức tôn giáo trong nước đã cam kết thực hiện chương trình phối hợp hành động về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015-2020. Đây là một biểu hiện sinh động, đầy ý nghĩa, cho thấy tinh thần hộ quốc an dân cũng như tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam trước nay, một hồi ứng tích cực và hữu hiệu của Phật giáo trước vấn đề mang tính toàn cầu và thời đại.

Trong bối cảnh đó, việc tổ chức tọa đàm với chủ đề “Nữ giới Phật giáo trong mạch sống của dân tộc” nhân dịp Lễ Giỗ Tổ Kiều Đàm Di lần thứ 6 tại tỉnh Đồng Nai. Quy tụ chư Tôn đức Ni toàn quốc về tham dự rất là đúng lúc và có ý nghĩa quan trọng. Ngoài ra, đây còn là một sự kiện mang tính khoa học. Nhất là góp phần tôn vinh những đóng góp của Nữ giới Phật giáo đối với Đạo pháp và dân tộc.

Bài viết sau đây nhằm giới thiệu tấm gương đi đầu trong việc trồng và bảo vệ rừng của Ni trưởng Huệ Giác, đương kim Tông trưởng Liên tông Tịnh độ Non Bồng, Viện chủ Quan Âm Tu viện (Đồng Nai), người đã góp phần quan trọng xây dựng mạng mạch sống cho dân tộc Việt Nam thời hiện đại.

Câu chuyện trồng rừng của Ni trưởng Thích Nữ Huệ Giác

Bắt đầu từ những năm 1983-1984, Ni trưởng Huệ Giác triển khai việc trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc trước tiên ở tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và sau đó dần mở rộng ra nhiều tỉnh như Bình Phước, Lâm Đồng, Bình Thuận. Dưới sự lãnh đạo và quyết tâm của Ni trưởng, hàng trăm hec-ta rừng tràm, quế và các loại cây công nghiệp được Chư Tăng, Chư Ni Liên tông Tịnh độ Non Bồng ngày đêm khai hoang, chăm sóc để đem lại những cánh rừng xanh thẳm, góp phần cân bằng môi trường sinh thái, đồng thời tự túc kinh tế cho các tự viện trực thuộc tông phong trong thời điểm cả nước còn khó khăn.
Đặc biệt không thể không nhắc đến sự kiện năm 1984, nhân ngày sinh nhật Bác Hồ, Ni trưởng Huệ Giác đã lần đầu tiên phát động phong trào trồng cây gây rừng, trước sự có mặt của các đại biểu của cơ quan chính quyền, trong đó có Ông Phạm Văn Hy, Bí thư tỉnh ủy Đồng Nai, Ông Lê Văn Nà, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, Ông Lê Hữu Sanh, Giám đốc Sở Lam nghiệp thời bấy giờ. Vào dịp này, Quan Âm Tu viện đã nhận đất và trồng rừng trên một phạm vi rộng, bao gồm khu rừng thuộc ấp 5 xã Long Phước, huyện Long Thành, trải dài đến núi Dinh, xã Hội Bài, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Như vậy, Quan Âm Tu viện đã quản lý một khu rừng rộng lớn thuộc địa bàn hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu với diện tích khoảng 350 hecta. Những khu rừng này đã được duy trì và liên tục mở rộng cho đến ngày nay. Hiện nay, Quan Âm Tu viện đã mở rộng diện tích trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc lên đến khoảng hơn 1000 hecta ở các tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Thuận.

Những năm sau đó, Ni trưởng Huệ Giác tiếp tục tổ chức nhiều lễ phát động chương trình trồng cây gây rừng. Năm 2006, Ni trưởng Huệ Giác đã phát động chương trình truyền thống “Trồng cây nhớ ơn Bác Hồ”, kỷ niệm 116 năm ngày sinh Bác Hồ đồng thời chào mừng sự thành công của Đại hội X của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đây là một sự kiện đáng nhớ vì vào dịp này, rất đông Phật tử của Quan Âm Tu viện từ khắp nơi đã vượt hàng trăm cây số để tham gia chương trình. Khoảng 30.000 cây tràm bông vàng và 4.200 cây gió bầu (trầm hương) đã được trồng vào đợt phát động này.

Nhiều ngôi chùa tiêu biểu trong việc trồng cây bảo vệ rừng hiện nay của Liên tông Tịnh độ Non Bồng như: Tổ đình Linh Sơn (Bà Rịa – Vũng Tàu) quản lý 256 hecta, Chùa Tân Lợi (Huyện Hàm Thuận Nam- Bình Thuận) giữ 261 hécta, Tịnh thất Công Đức Hoa (Lâm Đồng) trồng 110 hecta, Chùa Long Phước Thọ (Huyện Long Thành – Đồng Nai) có 40 hecta, Bửu Hoa Ni viện (Long Thành – Đồng Nai) trồng 40 hecta… Nhiều Ni sư, Sư cô là đệ tử của Ni trưởng đi khai khẩn và trồng Rừng từ hơn 30 năm trước hiện vẫn đang tiếp tục công việc cho đến nay. Chẳng hạn như Ni sư Diệu Hòa (Tổ Đình Linh Sơn 1 – Bà Rịa Vũng Tàu), Ni sư Diệu Tín (Huỳnh Mai Tịnh Viện – Bà Rịa Vũng Tàu), Ni sư Diệu Thọ (Bồ Đề Phật điện-Bà Rịa Vũng Tàu), Ni sư Diệu Thành (Bửu Hoa Ni viện-Đồng Nai), Ni sư Lan Nhã (Tam Thiên Tự – Đồng Nai), Sư cô Ngọc Tịnh (Chùa Hương lâm Lộc Thịnh – Bình Phước), Sư cô Diệu Nhẫn (Chùa Công Đức Hoa – Lâm Đồng), Sư cô Ngọc Lạc (Chùa Long Phước Điền – Đồng Nai), Sư cô Liễu Trực (Chùa Vân Sơn – Đồng Nai)…

Những việc làm và sự đóng góp của Ni trưởng Huệ Giác đã được Nhà nước, chính quyền và xã hội công nhận. Ni trưởng cho biết, khu rừng thuộc địa bàn tỉnh Đồng Nai của Quan Âm Tu viện đã được chính quyền tỉnh công nhận là khu rừng điểm. Nhiều đoàn khách nước ngoài từ Thụy Điển, Úc châu, Nhật Bản đã đến những cánh rừng điểm của Liên tông để trao đổi kinh nghiệm và học hỏi thêm về phương thức trồng và bảo vệ rừng. Họ đánh giá rất cao việc làm của Ni trưởng cũng như Tăng Ni tông phong.

Trong quá trình tổ chức và triển khai, việc trồng rừng không phải không có những khó khăn, trở ngại. Nhưng với quyết tâm và tinh thần vượt khó, Tăng Ni Liên tông Tịnh độ Non Bồng đã dũng cảm vượt núi, xuống bưng để cải tạo đất hoang, gieo những mầm xanh trên mảnh đất vừa cày vừa xới mà chẳng quản ngại khó khăn bởi mưa nắng, bệnh tật và muỗi mòng, rắn rít. Cụ thể Ni sư Lan Nhã nhớ lại việc trồng rừng ở Bửu Hoa Ni viện: Năm 1984, việc trồng cây ở đây gặp khó khăn lớn là vùng đất này vốn bị ngập nước sâu và sình lầy nên khó khai hoang. Sau này, nhờ được hướng dẫn cách khai thông nguồn nước từ một người dân quê ở Đồng bằng Sông Cửu Long gần đó nên nước rút nhanh. Sau đó với nhiều gò mối là hang ổ của nhiều loại rắn rít trú ngụ nên Ni trưởng tổ chức cầu nguyện 7 ngày mới tiến hành cày xới đất, gieo trồng những cây Tràm đầu tiên trên mãnh đất hoang gần 40 hecta thuộc Bửu Hoa Ni viện quản lý. Nhờ vậy ngày nay những tán rừng xanh thẳm của ngôi chùa là nơi sinh sống của nhiều loài vật, một không gian yên tỉnh và tâm linh tràn đầy năng lượng để tu tập góp phần giữ gìn bầu không khí trong lành cho dân địa phương. Trong thời điểm ban đầu trồng rừng đối mặt với bao khó khăn, nhưng Ni trưởng Huệ Giác đã không hề nao núng, rất vững tâm, động viên chư Ni đi khẩn hoang bằng bài thơ với tất cả tâm nguyện mạnh mẽ tinh thần lạc quan đầy hy vọng:

“Rừng là tài sản của quốc gia

Rừng là tài nguyên giàu mạnh của nước nhà

Rừng là hệ cây xanh bóng mát

Làm đẹp tòng lâm thắng cảnh văn hóa sử nước nhà

Ni giới Bửu Hòa Phước Thái tự nguyện gây dựng vườn rừng

Phủ đồi trọc xanh màu cây rừng Hoa trái

Ruột rẫy xanh màu khoai bắp lúa đậu… ”

Nhìn chung, nhờ sự nỗ lực không mệt mỏi của Ni trưởng Huệ Giác và đệ tử, Phật tử Quan Âm Tu viện và các tự viện thuộc Liên tông Tịnh độ Non Bồng, nhiều khu rừng trù phú đã được tạo nên, mang đến hơi thở và sức sống cho những vùng đất khô cằn sỏi đá. Càng về sau, nhờ khai thác rừng mà chùa đã gây được quỹ để làm rất nhiều Phật sự quan trọng như: lo kinh phí tu học cho Tăng Ni, làm từ thiện nhân đạo, tạo việc làm cho người dân địa phương… Ngoài ra, việc trồng rừng còn có những giá trị phi vật thể như giáo dục cho toàn thể Tăng Ni và Phật tử ý thức bảo vệ và nuôi dưỡng môi trường. Những đóng góp của Ni trưởng Huệ Giác và đệ tử, Phật tử cũng đã giúp giảm bớt ghánh nặng cho cơ quan Nhà nước và chính quyền địa phương.

Đánh giá và Kết luận

Chứng kiến những thảm họa thiên nhiên do sự biến đổi khí hậu, do nạn chặt phá rừng ở nhiều nơi trên thế giới, chúng ta càng cảm phục và trân trọng trước việc phát động trồng cây gây rừng của Ni trưởng hơn 30 năm qua. Điều này cho thấy Ni trưởng với tư cách là Vị Tông trưởng Liên tông Tinh độ Non Bồng, luôn gắn liền giữa lời nói và hành động, nói ít làm nhiều, mật hạnh uy nghiêm. Quả thực, tầm nhìn của Ni trưởng Thích Nữ Huệ Giác trong việc trồng cây gây rừng chính là tầm nhìn của một bậc đại bi, đại chí, đại dũng. Có thể nói không quá rằng, Ni trưởng Huệ Giác đã giúp tạo nên một mạng mạch sống cho dân tộc Việt Nam.

Chúng tôi cho rằng, những đóng góp của Ni trưởng Huệ Giác trong việc trồng rừng cần được tôn vinh. Mô hình trồng rừng của Liên tông Tịnh độ Non Bồng mà Ni trưởng là Tông trưởng cần được nhân rộng không chỉ ở Việt Nam mà cần lan rộng ra thế giới. Trồng cây gây rừng là một hành động thiết thực mà Ni giới Phật giáo Việt Nam có thể làm để góp phần xây dựng và bảo tồn mạng mạch sống cho dân tộc, góp phần thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường của Liên Hiệp Quốc.

Nhân dịp Phật đản năm 2011, Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra thông điệp kêu gọi Tăng Ni, Phật tử cả nước chung tay bảo vệ môi trường: “Thế giới nói chung và đất nước ta nói riêng đang đứng trước nhiều khó khăn tác hại do bởi ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu, môi trường, nguồn tài nguyên ngày một cạn kiệt, nhiệt độ trái đất gia tăng, hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh, sóng thần, động đất, nước biển dâng… đang là những thảm họa đe dọa đến sự an nguy của sự sống con người. Hơn lúc nào hết, Tôi kêu gọi mỗi Tăng Ni, Phật tử chúng ta cần phải hiểu rõ bản chất của giáo lý Phật đà về luật vô thường, về tôn trọng sự sống và mối liên hệ hữu cơ giữa con người và thiên nhiên, để chung tay với cộng đồng xã hội bảo vệ môi trường xã hội và sự an nguy của trái đất, đó là việc làm thiết thực để kính dâng ngày đản sinh Đức Từ Phụ của chúng ta”.

Mặt khác, trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc đến năm 2030 được thông qua vào tháng 9/2015 thì bảo vệ môi trường là một mục tiêu ưu tiên của Liên Hiệp Quốc trong vòng 15 năm tới nhằm bảo vệ sự sống của hành tinh chúng ta. Qua đây cho thấy việc tiên phong trồng rừng của Ni trưởng Huệ Giác có giá trị và ý nghĩa xã hội rất lớn, là một minh chứng sống động về tiềm năng, vai trò to lớn của Phật giáo trong việc tiên phong bảo vệ môi trường thiên nhiên trên thế giới hiện nay.

Câu chuyện trồng rừng của Ni trưởng Huệ Giác thể hiện tinh thần Bi (coi trọng sự sống của muôn loài), Trí (tầm nhìn chiến lược, mang tính thời đại), Dũng (vượt qua khó khăn, không ngại gian khổ). Thông qua hoạt động trồng rừng, Ni trưởng đã thể hiện tinh thần nhập thế, xả thân, nói đi đôi với làm, hi sinh và ẩn dật, không màng tiếng tăm, thương yêu mọi loài. Những việc làm của Ni trưởng từ những năm 80 của thế kỷ trước được Nhà nước, chính quyền đánh giá cao và tông phong ngưỡng mộ. Có thể khẳng định, Ni trưởng Huệ Giác là tấm gương tiên phong và điển hình trong việc xây dựng và bảo vệ mạng mạch sống của dân tộc Việt Nam, cần được xiển dương để khơi nguồn cảm hứng cho các thế hệ noi theo.

“Di sản trồng rừng” góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên của Ni trưởng đã và đang được tông phong giữ gìn, phát triển. Nhiều cánh rừng xanh thẳm ngày ngày được chăm sóc và bảo vệ cẩn thận của các thế hệ Tăng Ni Liên tông Tịnh độ Non Bồng. Ni sư Lan Nhã đã bày tỏ lòng ngưỡng mộ sâu sắc đối với người Thầy khả kính của mình – Ni trưởng Thích Nữ Huệ Giác như sau: “Những cánh rừng do Ông Già (Ni trưởng Thích Nữ Huệ Giác) cho trồng là cả một tâm huyết, bao công sức và mồ hôi của Người và chư huynh đệ. Vì vậy, trách nhiệm của chúng tôi là giữ gìn toàn bộ những ngôi rừng này để không phụ lòng Ông Già. Thật vậy, Ông Già lúc nào cũng rất yêu rừng, quý rừng và thương yêu vạn vật! Vì vậy, bảo vệ rừng chính là trân trọng và là cách thể hiện lòng quý kính, hiếu đạo đối với Người”.

Việc trồng rừng cũng như những thành quả đáng tự hào của Ni trưởng Thích Nữ Huệ Giác xứng đáng là một tấm gương sáng của Ni giới Việt Nam hiện nay học tập và noi theo.

Theo ThS. Dương Hoàng Lộc (Trường Đại học KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM) đánh giá: “Tôi rất cảm phục Ni trưởng Huệ Giác. Với tôi, Ni trưởng là vị nữ tu sĩ Phật giáo giản dị, đạo hạnh thanh cao và rất khiêm tốn. Đặc biệt, Ni trưởng Huệ Giác luôn nêu cao tinh thần dấn thân vì lý tưởng từ bi cứu khổ độ sinh. Ni trưởng luôn quan tâm đến công tác từ thiện xã hội và trồng rừng để bảo vệ môi trường mà không hề quản ngại khó khăn, gian khổ. Đã hàng chục năm nay, Ni trưởng Huệ Giác âm thầm vận động Tăng Ni trong Liên tông Tịnh độ Non Bồng trồng hàng trăm hec-ta rừng để phủ xanh đồi trọc, tạo môi trường sống cho muôn loài. Có thể nói, Ni trưởng là một vị tu sĩ Phật giáo tiên phong và đã gặt hái nhiều thành quả to lớn, một tấm gương tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam và thế giới trong việc bảo vệ môi trường mà thế giới đang quan tâm, cổ súy hiện nay. Thật tự hào về một tấm gương lớn về tinh thần nhập thế và nỗ lực đóng góp hết mình cho tinh thần hộ quốc an dân của Phật giáo Việt Nam hơn hai ngàn năm trong lòng dân tộc! Càng tự hào hơn nữa vì hành động ý nghĩa, thiết thực được khởi xướng từ một người nữ tu sĩ Phật giáo luôn bình dị trong màu áo lam thanh thoát”.

TKN.Như Nguyệt

Trích Hoa Đàm

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Tp.HCM, (2015), Phật giáo vùng Mê- Kông ý thức môi trường và toàn cầu hóa, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, .
  2.  Thích Đồng Bổn (chủ biên), Phật học Từ Quang số 22, Nxb Phương Đông, Thành phố Hồ Chí Minh,
  3. Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam-Trường ĐHKHXH&NV (2016), Giáo hội Phật giáo Việt Nam 35 năm hình thành và phát triển, Tp.Hồ Chí Minh, Nxb. Hồng Đức.
  4. Nhiều tác giả (2016), Nữ giới Phật giáo Việt Nam: Truyền thống và hiện đại, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
  5. Karma Lekshe Tsomo (chủ biên) (2015), Từ bi và công bằng xã hội,  Nxb.Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
  6. Karma Lekshe Tsomo (chủ biên) (2015), Tiến tới giải thoát,  Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
  1. Karma Lekshe Tsomo (chủ biên) (2015), Phật giáo giữa đời thường, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

 

[1] Tỳ kheo Thích Đồng Bổn chủ biên, Phật học Từ Quang, Nxb. Phương Đông, tr. 152.

[2] Thích Thiện Minh, Phật giáo Vùng Mekong: Vấn đề môi trường và ứng xử với môi trường. In trong “Phật giáo vùng Mekong ý thức môi trường và toàn cầu hóa”, Nxb. Đại học Quốc gia Tp. HCM, tr. 26.

[3] T. Thiện Huy (2017), Phật học Từ Quang số 22, Nxb. Phương Đông, Tp. HCM, tr. 153-154.

[4] Như chú thích trên.

 

Ni Trưởng Thích nữ Huệ Giác

BÀI VIẾT MỚI

  • Các Hoạt Động An Sinh Xã Hội, Từ Thiện Xã Hội Để Tưởng Niệm Đức Tôn Sư Nhân Lễ Húy Kỵ Lần Thứ 33
  • Tấm lòng của Chư Tăng Ni cùng tiếp tục hướng về miền trung thân thương.
  • Ban Từ Thiện Tỉnh Hội và Quan Âm Tu Viện đi tặng quà Tết 200 phần đến bà con tại: Chùa Phổ Hiền Tỉnh Kiên Giang
  • Ban Từ Thiện Tỉnh Hội và Quan Âm Tu Viện đi tặng quà Tết 200 phần đến bà con tại: xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
  • Ban Từ Thiện GHPGVN Tỉnh Đồng Nai và Tổ Đình Quan Âm Tu Viện, Biên Hòa, Ni Sư Thích Nữ Kim Sơn làm trưởng đoàn đã trao tặng nhà tình thương cho đồng bào khó khăn tại huyện Định Quán

Danh sách tin tức

  • Các Hoạt Động An Sinh Xã Hội, Từ Thiện Xã Hội Để Tưởng Niệm Đức Tôn Sư Nhân Lễ Húy Kỵ Lần Thứ 33
  • Tấm lòng của Chư Tăng Ni cùng tiếp tục hướng về miền trung thân thương.
  • Ban Từ Thiện Tỉnh Hội và Quan Âm Tu Viện đi tặng quà Tết 200 phần đến bà con tại: Chùa Phổ Hiền Tỉnh Kiên Giang
  • Ban Từ Thiện Tỉnh Hội và Quan Âm Tu Viện đi tặng quà Tết 200 phần đến bà con tại: xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
  • Ban Từ Thiện GHPGVN Tỉnh Đồng Nai và Tổ Đình Quan Âm Tu Viện, Biên Hòa, Ni Sư Thích Nữ Kim Sơn làm trưởng đoàn đã trao tặng nhà tình thương cho đồng bào khó khăn tại huyện Định Quán
  • Ban từ thiện xã hội GHPG Việt Nam tỉnh Đồng Nai – Quan Âm Tu Viện, Tp. Biên Hòa đến thăm và trao quà cho các hộ nghèo và bà con dân tộc thiểu số tại xã Lộc Thiện, Lộc Ninh, Bình Phước
  • Ni Sư Thích Nữ Kim Sơn Tặng Quà Cho Nạn Nhân Chất Độc Da Cam Tại Hàm Tân, Bình Thuận
  • Ban Từ Thiện GHPGVN tỉnh Đồng Nai và Tổ Đình Quan Âm Viện, Biên Hòa, Đồng Nai thăm và tặng quà cho đồng bào dân tộc tại tỉnh DakNong.
  • Lễ Tổng Kết Hoạt Động Phật Sự Năm 2018
  • Phân hiệu ĐHQG-HCM tại tỉnh Bến Tre tổ chức buổi Lễ phát động trồng cây Chào mừng năm học mới 2018 - 2019
    HT Thượng Bửu hạ Đức, HT Thượng Thiện hạ Phước
    NT Thích nữ Thượng Huệ hạ Giác, HT Thích Giác Quang
    Cung Thỉnh Xá Lợi Đức Tôn
    Cung Thỉnh Xá Lợi Đức Tôn Sư (32)
    Cái Đẹp Của Người Tu

CHƯ TÔN ĐỨC NON BỒNG

  • Hành trạng Đức Sư Ông thượng Bửu hạ Đức
    Hành trạng Đức Sư Ông thượng Bửu hạ Đức

    Hành trạng của Đức Sư Ông thượng Bửu hạ Đức chứng minh đạo sư Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng (1880-1974)  

    Chi tiết
  • Đức Tôn Sư Hòa Thượng Thượng Thiện Hạ Phước
    Đức Tôn Sư Hòa Thượng Thượng Thiện Hạ Phước

    Đức Tôn Sư Hòa Thượng thượng THIỆN hạ PHƯỚC húy NHỰT Ý, dòng LÂM TẾ thứ 41, Sáng lập và là Tông chủ môn phong pháp phái Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng.

    Chi tiết
  • Tiểu Sử Đức Hòa Thượng Tôn Sư thượng Thiện hạ Phước
    Tiểu Sử Đức Hòa Thượng Tôn Sư thượng Thiện hạ Phước

    Chi tiết
  • Hòa Thượng thượng Thiện hạ Thành
    Hòa Thượng thượng Thiện hạ Thành

    Chi tiết
  • Tiểu sử Hòa Thượng Thích Thiện Hồng
    Tiểu sử Hòa Thượng Thích Thiện Hồng

    Chi tiết
  • Kỷ Yếu Tang Lễ Hòa Thượng Thích Vạn Hùng
    Kỷ Yếu Tang Lễ Hòa Thượng Thích Vạn Hùng

    Chi tiết
  • Tiểu Sử Của Cố Hòa Thượng Thích Thiện Tài Viện Chủ Chùa Linh Bửu Quận 8, Tp Hồ Chí Minh
    Tiểu Sử Của Cố Hòa Thượng Thích Thiện Tài Viện Chủ Chùa Linh Bửu Quận 8, Tp Hồ Chí Minh

    Chi tiết
  • Ni Trưởng Thích nữ Diệu Hòa
    Ni Trưởng Thích nữ Diệu Hòa

    Tiểu sử Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Hòa húy Trung Viên trụ trì Tổ Đình Linh Sơn

    Chi tiết
  • Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Giác
    Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Giác

    Chi tiết
  • Tiếu Sử Ni sư Thích Nữ Diệu Huệ, Trung Bửu Tự.
    Tiếu Sử Ni sư Thích Nữ Diệu Huệ, Trung Bửu Tự.

    Chi tiết
  • Xem tất cả >>

CÁC NGÔI TỰ VIỆN NON BỒNG

  • Tổ Đình Linh Sơn - Núi Dinh
    Tổ Đình Linh Sơn - Núi Dinh

    Tổ Đình Linh Sơn nằm bên sườn Tây núi Dinh, ngọn núi này nằm trong dải Bao Quan. Trên bản đồ địa lý của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thì đỉnh Bao Quan chỉ cách Thị Xã Bà Rịa khoảng 10 km đường chim bay và nằm về phía Tây Nam của Thị xã.

    Chi tiết
  • Tổ Đình Quan Âm Tu Viện
    Tổ Đình Quan Âm Tu Viện

    Quan Âm tu viện tọa lạc tại đường Nguyễn Ái Quốc, khu phố 3, phường Bửu Hòa, Tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Tu viện được Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn Hóa tôn giáo công nhận là di sản văn hóa Phật giáo tỉnh Đồng Nai ngày 15/3/2016, được Ban Tôn giáo Chính phủ ra quyết định tặng Giấy khen “Có thành tích trong công tác từ thiện xã hội và góp phần bảo vệ văn hóa tôn giáo” ký ngày 02/12/2016.

    Chi tiết
  • Tịnh xá Bửu Sơn, Định Quán, Tỉnh Đồng Nai, cũng là cơ sở bảo trợ Hoa Sen Trắng.
    Tịnh xá Bửu Sơn, Định Quán, Tỉnh Đồng Nai, cũng là cơ sở bảo trợ Hoa Sen Trắng.

    Chi tiết
  • DS Tự Viện trong Tông phong Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng
    DS Tự Viện trong Tông phong Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng

    Chi tiết
  • Xem tất cả >>

ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢNG PL2567 - DL2023

CÁC WEBSITE PHẬT GIÁO

  1. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
  2. Báo Giác Ngộ 
  3. Ban Tôn Giáo Chính Phủ
  4. Đặc san Hoa Đàm
  5. Phật Giáo Tp. Biên Hoa
  6. Phật sự online
  7. Đạo Phật Ngày Nay
  8. Phật Giáo Đồng Nai

    Không có video thuộc chủ đề này.
Mừng Xuân Di Lặc 2019
Banner header
Kỷ Niệm Lễ Xuất Gia Đức Thầy (2019)
Phát quà Tại Tổ Đình Thành An Tự
Phát quà từ thiện
Phát quà cho đồng bào ở Tây Bắc
Trồng cây
Phát quà từ thiện

Footer

QUAN ÂM TU VIỆN
K2/77 Nguyễn Ái Quốc, Kp3, P. Bửu Hòa, Tp. Biên Hòa
Điện thoại: 0933045996 - 0908192876
E-mail: lientongtinhdo@gmail.com